Trình tự, hồ sơ để trả lại giấy phép tài nguyên nước được quy định như thế nào? Mẫu đơn đề nghị trả lại giấy phép được quy định như thế nào?
- Chủ giấy phép tài nguyên nước không có nhu cầu sử dụng thì có được trả lại giấy phép hay không?
- Hồ sơ đề nghị trả lại giấy phép tài nguyên nước bao gồm những gì?
- Mẫu đơn đề nghị trả lại giấy phép được quy định như thế nào?
- Trình tự, thủ tục trả lại giấy phép tài nguyên nước được thực hiện như thế nào?
- Giấy phép đã được trả lại cho cơ quan có thẩm quyền thì còn hiệu lực hay không?
Chủ giấy phép tài nguyên nước không có nhu cầu sử dụng thì có được trả lại giấy phép hay không?
Căn cứ Điều 26 Nghị định 02/2023/NĐ-CP có quy định như sau:
Trả lại giấy phép, chấm dứt hiệu lực của giấy phép
1. Giấy phép tài nguyên nước đã được cấp nhưng chủ giấy phép không sử dụng hoặc không có nhu cầu sử dụng tiếp thì có quyền trả lại cho cơ quan cấp giấy phép và thông báo lý do.
2. Giấy phép tài nguyên nước đã được cấp nhưng quy mô công trình thay đổi dẫn đến thay đổi thẩm quyền cấp giấy phép thì chủ giấy phép trả lại giấy phép đã được cấp cho cơ quan có thẩm quyền sau khi được cấp giấy phép mới.
3. Giấy phép bị chấm dứt hiệu lực trong các trường hợp sau đây:
a) Giấy phép bị thu hồi;
b) Giấy phép đã hết hạn;
c) Giấy phép đã được trả lại.
4. Khi giấy phép bị chấm dứt hiệu lực thì các quyền liên quan đến giấy phép cũng chấm dứt.
Theo đó, nếu đã được cấp giấy phép nhưng chủ giấy phép tài nguyên nước nhưng không có nhu cầu sử dụng tiếp thì được trả lại cho cơ quan cấp giấy phép và thông báo lý do.
Trình tự, hồ sơ để trả lại giấy phép tài nguyên nước được quy định như thế nào? Mẫu đơn đề nghị trả lại giấy phép được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị trả lại giấy phép tài nguyên nước bao gồm những gì?
Căn cứ Điều 34 Nghị định 02/2023/NĐ-CP có quy định như sau:
Hồ sơ đề nghị trả lại giấy phép tài nguyên nước
1. Đơn đề nghị trả lại giấy phép.
2. Tài liệu chứng minh việc hoàn thành nghĩa vụ tài chính, tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước (nếu có).
3. Mẫu đơn đề nghị trả lại giấy phép tài nguyên nước được lập theo Mẫu 10 tại Phụ lục kèm theo Nghị định này.
Như vậy, hồ sơ đề nghị trả lại giấy phép tài nguyên nước bao gồm:
- Mẫu đơn đề nghị trả lại giấy phép tài nguyên nước được lập theo Mẫu 10 tại Phụ lục kèm theo Nghị định 02/2023/NĐ-CP
- Tài liệu chứng minh việc hoàn thành nghĩa vụ tài chính, tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước (nếu có).
Mẫu đơn đề nghị trả lại giấy phép được quy định như thế nào?
Mẫu đơn đề nghị trả lại giấy phép tài nguyên nước được lập theo Mẫu 10 tại Phụ lục kèm theo Nghị định 02/2023/NĐ-CP, cụ thể như sau:
HƯỚNG DẪN VIẾT ĐƠN:
(1) Tên cơ quan cấp phép: Ghi Bộ Tài nguyên và Môi trường/UBND cấp tỉnh/Sở Tài nguyên và Môi trường cấp tỉnh (theo quy định tại Điều 28 của Nghị định này).
(2) Trình bày rõ lý do đề nghị trả lại giấy phép.
Tải Mẫu đơn đề nghị trả lại giấy phép tài nguyên nước: tại đây
Trình tự, thủ tục trả lại giấy phép tài nguyên nước được thực hiện như thế nào?
Căn cứ Điều 37 Nghị định 02/2023/NĐ-CP có quy định như sau:
Trình tự, thủ tục trả lại giấy phép tài nguyên nước
Chủ giấy phép nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc bản điện tử qua hệ thống cổng dịch vụ công trực tuyến 01 bộ hồ sơ đề nghị trả lại giấy phép cho cơ quan đã cấp giấy phép trước đó. Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Điều 34 của Nghị định này, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra và trình cơ quan có thẩm quyền ký Quyết định chấp thuận đề nghị trả lại giấy phép tài nguyên nước.
Theo đó, khi muốn trả lại giấy phép tài nguyên nước Chủ giấy phép nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc bản điện tử qua hệ thống cổng dịch vụ công trực tuyến 01 bộ hồ sơ đề nghị trả lại giấy phép cho cơ quan đã cấp giấy phép trước đó.
Sau không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Điều 34 Nghị định 02/2023/NĐ-CP, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra và trình cơ quan có thẩm quyền ký Quyết định chấp thuận đề nghị trả lại giấy phép tài nguyên nước.
Giấy phép đã được trả lại cho cơ quan có thẩm quyền thì còn hiệu lực hay không?
Căn cứ khoản 2 Điều 26 Nghị định 02/2023/NĐ-CP có quy định như sau:
Trả lại giấy phép, chấm dứt hiệu lực của giấy phép
...
2. Giấy phép tài nguyên nước đã được cấp nhưng quy mô công trình thay đổi dẫn đến thay đổi thẩm quyền cấp giấy phép thì chủ giấy phép trả lại giấy phép đã được cấp cho cơ quan có thẩm quyền sau khi được cấp giấy phép mới.
Theo đó, Giấy phép bị chấm dứt hiệu lực trong các trường hợp sau đây:
- Giấy phép bị thu hồi;
- Giấy phép đã hết hạn;
- Giấy phép đã được trả lại.
Như vậy, giấy phép sử dụng tài nguyên nước đã trả lại thì sẽ bị chấm dứt hiệu lực.
Nghị định 02/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ 20/03/2023
Trần Thị Nguyệt Mai
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giấy phép tài nguyên nước có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Từ ngày 1/1/2025, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện hoạt động theo nguyên tắc nào?
- Người làm chứng trong tố tụng dân sự là ai? Người làm chứng được từ chối khai báo lời khai không?
- Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư dự án cải tạo nhà chung cư phải được công bố công khai ở đâu?
- Có phải đăng ký biến động đất đai khi góp vốn bằng quyền sử dụng đất? Nếu có thì đăng ký biến động đất đai ở đâu?
- Quy trình chuyển đổi vàng miếng khác thành vàng miếng SJC của doanh nghiệp mua bán vàng miếng như thế nào?