Trình tự, thủ tục công nhận hương ước, quy ước được thực hiện như thế nào? Hồ sơ đề nghị công nhận hương ước, quy ước có những giấy tờ gì?
Trình tự, thủ tục công nhận hương ước, quy ước được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Nghị định 61/2023/NĐ-CP, quy định về công nhận hương ước, quy ước như sau:
Công nhận hương ước, quy ước
...
3. Trình tự, thủ tục công nhận hương ước, quy ước thực hiện theo quy định tại các điều 20 và 21 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở và quy định sau:
a) Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố gửi hồ sơ đề nghị công nhận hương ước, quy ước tới Ủy ban nhân dân cấp xã chậm nhất sau 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày tổ chức cuộc họp cộng đồng dân cư thông qua hương ước, quy ước hoặc ngày kết thúc thời hạn lấy ý kiến bằng phiếu;
b) Sau khi tiếp nhận hồ sơ đề nghị công nhận hương ước, quy ước, công chức Văn hóa - Xã hội cấp xã chủ trì, phối hợp với công chức Tư pháp - Hộ tịch tham mưu trình Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành quyết định công nhận trong thời hạn chậm nhất là 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị; trường hợp cần thiết, công chức Văn hóa - Xã hội đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chủ trì họp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng ban công tác Mặt trận ở cộng đồng dân cư để xem xét, quyết định công nhận. Quyết định công nhận hương ước, quy ước thực hiện theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Trường hợp không công nhận hương ước, quy ước thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
...
Như vây, căn cứ theo quy định nêu trên thì trình tự, thủ tục công nhận hương ước, quy ước được thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Gửi hồ sơ đề nghị công nhận hương ước, quy ước:
Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố gửi hồ sơ đề nghị công nhận hương ước, quy ước tới Ủy ban nhân dân cấp xã chậm nhất sau 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày tổ chức cuộc họp cộng đồng dân cư thông qua hương ước, quy ước hoặc ngày kết thúc thời hạn lấy ý kiến bằng phiếu.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ đề nghị công nhận hương ước, quy ước:
Công chức Văn hóa - Xã hội cấp xã tiếp nhận hồ sơ đề nghị công nhận hương ước, quy ước.
Bước 3: Ban hành quyết định công nhận hương ước, quy ước:
Sau khi tiếp nhận hồ sơ đề nghị công nhận hương ước, quy ước, công chức Văn hóa - Xã hội cấp xã chủ trì, phối hợp với công chức Tư pháp - Hộ tịch tham mưu trình Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành quyết định công nhận trong thời hạn chậm nhất là 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị.
Trường hợp cần thiết, công chức Văn hóa - Xã hội đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chủ trì họp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng ban công tác Mặt trận ở cộng đồng dân cư để xem xét, quyết định công nhận. Quyết định công nhận hương ước, quy ước thực hiện theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 61/2023/NĐ-CP.
Xem chi tiết mẫu số 03 tại đây.
Trường hợp không công nhận hương ước, quy ước thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trình tự, thủ tục công nhận hương ước, quy ước được thực hiện như thế nào? Hồ sơ đề nghị công nhận hương ước, quy ước có những giấy tờ gì? (Hình từ internet)
Hồ sơ đề nghị công nhận hương ước, quy ước gồm có những gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 11 Nghị định 61/2023/NĐ-CP quy định về công nhận hương ước, quy ước như sau:
Công nhận hương ước, quy ước
...
Hồ sơ đề nghị công nhận hương ước, quy ước bao gồm:
a) Văn bản đề nghị công nhận của Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Nghị quyết hoặc biên bản cuộc họp hoặc biên bản lấy ý kiến thông qua hương ước, quy ước theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Dự thảo hương ước, quy ước đã được thông qua.
Theo đó, thành phần hồ sơ đề nghị công nhận hương ước, quy ước gồm có những giấy tờ như sau:
- Văn bản đề nghị công nhận của Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 61/2023/NĐ-CP.
Xem mẫu số 01 tại đây.
- Nghị quyết hoặc biên bản cuộc họp hoặc biên bản lấy ý kiến thông qua hương ước, quy ước theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 61/2023/NĐ-CP.
Xem mẫu số 02 tại đây.
- Dự thảo hương ước, quy ước đã được thông qua.
Hương ước, quy ước bị tạm ngừng thực hiện toàn bộ khi nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Nghị định 61/2023/NĐ-CP quy định về Tạm ngừng thực hiện hương ước, quy ước như sau:
Tạm ngừng thực hiện hương ước, quy ước
1. Hương ước, quy ước bị tạm ngừng thực hiện toàn bộ đối với trường hợp quy định tại điểm a hoặc một phần đối với trường hợp quy định tại các điểm b và c khoản này:
a) Không tuân thủ quy định về trình tự, thủ tục soạn thảo, lấy ý kiến và thông qua quy định tại các điều 8, 9 và 10 Nghị định này;
b) Có nội dung không phù hợp với mục đích, nguyên tắc xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước quy định tại các điều 3 và 4 Nghị định này;
c) Có nội dung không phù hợp với nguyên tắc xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước quy định tại Điều 4 Nghị định này mà nếu áp dụng sẽ gây ra thiệt hại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của cộng đồng dân cư.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì hương ước, quy ước bị ngạm ngừng toàn bộ đối với trường hợp không tuân thủ quy định về trình tự, thủ tục soạn thảo, lấy ý kiến và thông qua các quy định sau:
- Quy định về soạn thảo nội dung hương ước, quy ước.
- Quy định về lấy ý kiến dự thảo hương ước, quy ước
- Quy định về thông qua hương ước, quy ước.
Nguyễn Văn Phước Độ
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Công nhận hương ước có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?