Trình tự, thủ tục rút gọn ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Quốc hội được pháp luật quy định như thế nào?
Ký kết thỏa thuận quốc tế là gì?
Theo quy định tại Điều 2 Luật Thỏa thuận quốc tế 2020 về định nghĩa ký kết và thỏa thuận quốc tế như sau:
"Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Thỏa thuận quốc tế là thỏa thuận bằng văn bản về hợp tác quốc tế giữa bên ký kết Việt Nam trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình với bên ký kết nước ngoài, không làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo pháp luật quốc tế.
...
5. Ký kết là hành vi do người có thẩm quyền hoặc cơ quan có thẩm quyền thực hiện, bao gồm ký, thông qua thỏa thuận quốc tế hoặc trao đổi văn kiện tạo thành thỏa thuận quốc tế."
Trình tự, thủ tục rút gọn ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Quốc hội được pháp luật quy định như thế nào?
Ký kết thỏa thuận quốc tế dựa trên những nguyên tắc nào?
Theo quy định tại Điều 3 Luật Thỏa thuận quốc tế 2020 về nguyên tắc ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế như sau:
"Điều 3. Nguyên tắc ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế
1. Phù hợp với Hiến pháp, pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, lợi ích quốc gia, dân tộc, đường lối đối ngoại của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; tuân thủ nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia và các nguyên tắc cơ bản khác của pháp luật quốc tế.
2. Việc ký kết thỏa thuận quốc tế không được làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo pháp luật quốc tế; không được ký kết thỏa thuận quốc tế về các vấn đề phải thực hiện thông qua việc ký kết điều ước quốc tế theo quy định của pháp luật.
3. Bảo đảm yêu cầu về đối ngoại và hiệu quả của thỏa thuận quốc tế được ký kết, trong phạm vi nguồn kinh phí ngân sách nhà nước được giao hoặc tự chủ theo quy định của pháp luật.
4. Phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức ký kết thỏa thuận quốc tế và tuân thủ trình tự, thủ tục ký kết thỏa thuận quốc tế quy định tại Luật này.
5. Việc ký kết thỏa thuận quốc tế của các cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c, d, đ, e, g, h, i và k khoản 2 Điều 2 của Luật này không được ràng buộc trách nhiệm thực hiện của Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ hoặc cơ quan, tổ chức Việt Nam không ký kết thỏa thuận quốc tế đó.
6. Ủy ban nhân dân cấp xã ở khu vực biên giới chỉ ký kết thỏa thuận quốc tế với bên ký kết nước ngoài là chính quyền địa phương cấp tương đương về giao lưu, trao đổi thông tin, kết nghĩa, hợp tác thực hiện quản lý biên giới phù hợp với điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
7. Bên ký kết Việt Nam có trách nhiệm thực hiện thỏa thuận quốc tế được ký kết, đồng thời có quyền yêu cầu bên ký kết nước ngoài cũng phải thực hiện thỏa thuận quốc tế đó trên tinh thần hữu nghị, hợp tác."
Điều kiện áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn ký kết thỏa thuận quốc tế là gì?
Theo quy định tại Điều 35 Luật Thỏa thuận quốc tế 2020 thì việc ký kết thỏa thuận quốc tế theo trình tự, thủ tục rút gọn phải đáp ứng điều kiện sau đây:
"Điều 35. Điều kiện áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn ký kết thỏa thuận quốc tế
1. Trình tự, thủ tục rút gọn áp dụng đối với việc ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ trong trường hợp đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Việc ký kết thỏa thuận quốc tế phù hợp với chủ trương, đề án đã được Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội phê duyệt hoặc đã được Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội kiến nghị cấp có thẩm quyền và được cấp có thẩm quyền phê duyệt, ủy quyền ký;
b) Cần phải xử lý gấp do yêu cầu về chính trị, đối ngoại.
2. Trình tự, thủ tục rút gọn áp dụng đối với việc ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan nhà nước ở trung ương, cơ quan nhà nước cấp tỉnh và cơ quan trung ương của tổ chức trong trường hợp đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
a) Được cơ quan có thẩm quyền cho phép ký trong chuyến thăm của đoàn cấp cao Việt Nam tại nước ngoài hoặc của đoàn cấp cao nước ngoài tại Việt Nam;
b) Cần phải xử lý gấp do yêu cầu về chính trị, đối ngoại, cứu trợ khẩn cấp, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh."
Trình tự, thủ tục rút gọn ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Quốc hội như thế nào?
Theo quy định tại Điều 28, Điều 37, Điều 40 Luật Thỏa thuận quốc tế 2020 thì trình tự, thủ tục rút gọn ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Quốc hội được tiến hành theo các bước sau:
Bước 1. Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội gửi hồ sơ đề xuất ký kết thỏa thuận quốc tế để lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Ngoại giao và cơ quan, tổ chức có liên quan trực tiếp đến thỏa thuận quốc tế đó.
Bước 2. Cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ lấy ý kiến về đề xuất ký kết thỏa thuận quốc tế theo trình tự, thủ tục rút gọn bao gồm:
- Văn bản đề nghị cho ý kiến bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
+ Yêu cầu, mục đích của việc ký kết thỏa thuận quốc tế;
+ Nội dung chính của thỏa thuận quốc tế;
+ Đánh giá tác động của thỏa thuận quốc tế về chính trị, đối ngoại, quốc phòng, an ninh, kinh tế - xã hội và các tác động khác;
+ Việc tuân thủ các nguyên tắc ký kết thỏa thuận quốc tế; lý do đề nghị áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn.
- Tài liệu chứng minh được áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn ký kết thỏa thuận quốc tế.
- Dự thảo văn bản thỏa thuận quốc tế bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài. Trường hợp thỏa thuận quốc tế chỉ có văn bản bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch tiếng Việt kèm theo.
Bước 3. Văn phòng Quốc hội có trách nhiệm tổ chức ký kết thỏa thuận quốc tế theo chủ trương, đề án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Lưu ý: Trong trường hợp có ý kiến khác nhau giữa Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội với cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến về sự cần thiết ký kết thỏa thuận quốc tế; việc tuân thủ các nguyên tắc ký kết thỏa thuận quốc tế; điều kiện áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Quốc hội, thì Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội có trách nhiệm trình Phó Chủ tịch Quốc hội phụ trách đối ngoại của Quốc hội cho ý kiến về việc ký kết thỏa thuận quốc tế trước khi trình Chủ tịch Quốc hội quyết định việc ký kết.
Hồ sơ trình về việc ký kết thỏa thuận quốc tế bao gồm:
- Văn bản đề xuất về việc ký kết thỏa thuận quốc tế và vấn đề có ý kiến khác nhau giữa cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến (nếu có), đề xuất về việc ủy quyền ký thỏa thuận quốc tế (nếu có);
- Ý kiến bằng văn bản của cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến;
- Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến;
- Dự thảo văn bản thỏa thuận quốc tế bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài. Trường hợp thỏa thuận quốc tế chỉ có văn bản bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch tiếng Việt kèm theo.
Việc ký kết thỏa thuận quốc tế được tiến hành sau khi có văn bản đồng ý của Chủ tịch Quốc hội.
Bùi Ngọc Mai
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thỏa thuận quốc tế có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Danh mục, nội dung gói dịch vụ y tế cơ bản do trạm y tế xã thực hiện do Bộ Y tế ban hành mới nhất?
- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo của Bộ Tư pháp có 02 năm liên tiếp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ có bị cho thôi việc?
- Từ ngày 1/1/2025, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện hoạt động theo nguyên tắc nào?
- Người làm chứng trong tố tụng dân sự là ai? Người làm chứng được từ chối khai báo lời khai không?
- Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư dự án cải tạo nhà chung cư phải được công bố công khai ở đâu?