Trình tự, thủ tục xử lý vi phạm liên quan đến tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp như thế nào?
- Văn bản kết luận tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp gồm những tài liệu gì?
- Trình tự, thủ tục xử lý vi phạm liên quan đến tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp như thế nào?
- Biện pháp buộc thay đổi tên doanh nghiệp, loại bỏ yếu tố vi phạm trong tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp được áp dụng trong trường hợp nào?
- Trách nhiệm, phối hợp xử lý tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp được quy định như thế nào?
Văn bản kết luận tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp gồm những tài liệu gì?
Căn cứ tại Điều 5 Thông tư liên tịch 05/2016/TTLT-BKHCN-BKHĐT quy định:
Văn bản kết luận của cơ quan có thẩm quyền về việc sử dụng tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp quy định tại điểm a khoản 4 Điều 19 Nghị định 01/2021/NĐ-CP gồm:
- Kết luận thanh tra, kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền xử lý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư liên tịch 05/2016/TTLT-BKHCN-BKHĐT.
- Quyết định xử phạt vi phạm hành chính của người có thẩm quyền xử phạt, trong đó có áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc thay đổi tên doanh nghiệp, loại bỏ yếu tố vi phạm trong tên doanh nghiệp.
Trình tự, thủ tục xử lý vi phạm liên quan đến tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp như thế nào?
Căn cứ tại Điều 8 Thông tư liên tịch 05/2016/TTLT-BKHCN-BKHĐT quy định trình tự, thủ tục xử lý vi phạm liên quan đến tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp như sau:
- Khi nhận được đơn yêu cầu xử lý vi phạm liên quan đến tên doanh nghiệp, cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm có thể yêu cầu bên bị yêu cầu xử lý cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ giải trình theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 25 Nghị định 99/2013/NĐ-CP hoặc tiến hành thanh tra, kiểm tra, xác minh, thu thập chứng cứ. Kết quả của quá trình xử lý vi phạm, cơ quan có thẩm quyền xử lý ra một trong các văn bản sau đây:
+ Văn bản kết luận về việc sử dụng tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, trong đó đánh giá, kết luận tên doanh nghiệp có chứa yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại được bảo hộ;
Việc sử dụng tên doanh nghiệp đó trên hàng hóa, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, biển hiệu, giấy tờ giao dịch trong lĩnh vực kinh doanh liên quan bị coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp;
+ Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong đó có áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc thay đổi tên doanh nghiệp hoặc buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trong tên doanh nghiệp.
- Trình tự, thủ tục thay đổi tên doanh nghiệp, thay đổi ngành, nghề kinh doanh và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
Trình tự, thủ tục xử lý vi phạm liên quan đến tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp như thế nào? (Hình từ Internet)
Biện pháp buộc thay đổi tên doanh nghiệp, loại bỏ yếu tố vi phạm trong tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp được áp dụng trong trường hợp nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 6 Thông tư liên tịch 05/2016/TTLT-BKHCN-BKHĐT quy định như sau:
Biện pháp buộc thay đổi tên doanh nghiệp, loại bỏ yếu tố vi phạm trong tên doanh nghiệp
1. Biện pháp buộc thay đổi tên doanh nghiệp, loại bỏ yếu tố vi phạm trong tên doanh nghiệp chỉ được áp dụng khi doanh nghiệp vi phạm không chấm dứt hành vi sử dụng tên doanh nghiệp xâm phạm trên hàng hóa, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, biển hiệu, giấy tờ giao dịch hoặc không tiến hành thủ tục đăng ký thay đổi tên doanh nghiệp xâm phạm theo thông báo của Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc theo thỏa thuận của các bên.
2. Khi Quyết định xử phạt vi phạm hành chính có áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc thay đổi tên doanh nghiệp hoặc buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trong tên doanh nghiệp thì doanh nghiệp thực hiện một hoặc các biện pháp sau đây:
a) Đăng ký thay đổi tên doanh nghiệp;
b) Thông báo bằng văn bản về việc thay đổi ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp gửi Phòng Đăng ký kinh doanh;
c) Các biện pháp khác theo quy định của pháp luật.
3. Việc đăng ký thay đổi tên doanh nghiệp, thông báo thay đổi ngành, nghề kinh doanh quy định tại Khoản 2 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
Như vậy theo quy định trên, biện pháp buộc thay đổi tên doanh nghiệp, loại bỏ yếu tố vi phạm trong tên doanh nghiệp chỉ được áp dụng khi doanh nghiệp vi phạm không chấm dứt hành vi sử dụng tên doanh nghiệp xâm phạm trên hàng hóa, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, biển hiệu, giấy tờ giao dịch
Hoặc không tiến hành thủ tục đăng ký thay đổi tên doanh nghiệp xâm phạm theo thông báo của Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc theo thỏa thuận của các bên.
Trách nhiệm, phối hợp xử lý tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 11 Thông tư liên tịch 05/2016/TTLT-BKHCN-BKHĐT quy định trách nhiệm , phối hợp xử lý tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp được quy định như sau:
- Chủ thể quyền sở hữu công nghiệp có trách nhiệm cung cấp đầy đủ các hồ sơ, tài liệu theo quy định và phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền trong quá trình xử lý tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.
- Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính có trách nhiệm tiếp nhận, xử lý yêu cầu thay đổi tên doanh nghiệp theo đề nghị của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp; yêu cầu thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo đề nghị của cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm.
- Phòng Đăng ký kinh doanh có trách nhiệm phối hợp, cử người tham gia Đoàn thanh tra, kiểm tra khi có yêu cầu phối hợp xử lý vụ việc về tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp; có trách nhiệm yêu cầu doanh nghiệp báo cáo giải trình theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 209 Luật Doanh nghiệp khi nhận được thông báo của cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm.
- Cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm có trách nhiệm phối hợp với Phòng Đăng ký kinh doanh xem xét báo cáo giải trình của doanh nghiệp có tên xâm phạm để thống nhất biện pháp xử lý phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.
Phạm Thị Kim Linh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Quyền sở hữu công nghiệp có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải về phiếu đánh giá chất lượng, xếp loại Đảng viên cuối năm? 03 bước đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm chuẩn?
- Ngày Pháp luật 9 tháng 11 có thể được tổ chức dưới hình thức nào? Cơ quan nào sẽ có trách nhiệm tổ chức Ngày pháp luật?
- Mẫu 02A, 02B Bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên 2024 tải về? Cách viết mẫu Bản kiểm điểm cá nhân năm 2024 của Đảng viên ra sao?
- Trong hoạt động đăng ký môi trường, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm gì? Thời điểm đăng ký môi trường là khi nào?
- Ảnh chụp lén là gì? Người bị chụp ảnh lén có thể yêu cầu bồi thường những khoản thiệt hại khi danh dự, nhân phẩm bị xâm phạm?