Trong công tác ngoại giao kinh tế Chính phủ đã đề ra nhiệm vụ mở rộng, làm sâu sắc quan hệ và tạo thế đan xen lợi ích kinh tế với các đối tác như thế nào?
- Nhiệm vụ mở rộng, làm sâu sắc quan hệ và tạo thế đan xen lợi ích kinh tế với các đối tác song phương và đa phương trong công tác ngoại giao kinh tế cụ thể là gì?
- Nhiệm vụ nâng cao hiệu quả phối hợp liên ngành và bố trí nguồn lực triển khai công tác ngoại giao kinh tế đã được Chính phủ cụ thể như thế nào?
- Nhiệm vụ tuyên truyền, nâng cao nhận thức về công tác ngoại giao kinh tế nhằm thực hiện Chỉ thị số 15-CT/TW được Chính phủ chỉ ra như thế nào?
Nhiệm vụ mở rộng, làm sâu sắc quan hệ và tạo thế đan xen lợi ích kinh tế với các đối tác song phương và đa phương trong công tác ngoại giao kinh tế cụ thể là gì?
Căn cứ tiểu mục 2 Mục II Chương trình ban hành kèm theo Nghị quyết 21/NQ-CP năm 2023 thì Nhiệm vụ mở rộng, làm sâu sắc quan hệ và tạo thế đan xen lợi ích kinh tế với các đối tác song phương và đa phương trong công tác ngoại giao kinh tế cụ thể là như sau:
- Tận dụng, tranh thủ tối đa các quan hệ chính trị đối ngoại để thúc đẩy hợp tác, liên kết kinh tế phục vụ phát triển. Xây dựng và triển khai hiệu quả Chương trình đối ngoại của các đồng chí lãnh đạo chủ chốt, lãnh đạo cấp cao hàng năm trên cơ sở phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành liên quan; đưa hợp tác kinh tế trở thành một nội dung trung tâm trong các hoạt động đối ngoại, chuyến thăm, tiếp xúc, điện đàm cấp cao và các cấp; tạo chuyển biến trong việc đôn đốc, triển khai quyết liệt, hiệu quả các thỏa thuận và kết quả đạt được.
- Chú trọng các nội dung thúc đẩy hợp tác kinh tế và ngoại giao kinh tế trong xây dựng và triển khai các đề án phát triển quan hệ với các đối tác, nhất là các nước láng giềng, các nước lớn, đối tác chiến lược, đối tác toàn diện và các đối tác quan trọng khác, lấy chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, lợi ích quốc gia - dân tộc và lợi ích hợp pháp của công dân, doanh nghiệp làm tiêu chí hàng đầu trong triển khai ngoại giao kinh tế.
Tận dụng các khuôn khổ hợp tác sẵn có và kịp thời kiến nghị các chủ trương, khuôn khổ, biện pháp nhằm tiếp tục mở rộng thực chất, làm sâu sắc hơn quan hệ, tạo thế đan xen lợi ích kinh tế với các đối tác.
Tạo đột phá trong một số lĩnh vực hợp tác kinh tế và giải quyết vướng mắc, “điểm nghẽn” trong quan hệ kinh tế với các đối tác lớn, đối tác chủ chốt theo nguyên tắc bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc và hài hoà với lợi ích hợp pháp, chính đáng của các đối tác.
Theo sát tình hình, tác động của cạnh tranh chiến lược nước lớn, các điều chỉnh chiến lược, chính sách và sáng kiến kinh tế của nước lớn đối với khu vực để có ứng xử phù hợp nhằm tranh thủ cơ hội và hạn chế các tác động bất lợi.
Tập trung tạo chuyển biến thực chất, chú trọng tính hiệu quả trong quan hệ kinh tế với một số đối tác truyền thống tương xứng với mức độ quan hệ chính trị - ngoại giao. Đẩy mạnh hợp tác trong một số lĩnh vực, dự án kinh tế có ý nghĩa chiến lược (nông nghiệp, hạ tầng, năng lượng, viễn thông...). Thúc đẩy khai phá, mở rộng thị trường với các đối tác tiềm năng, nâng cấp một số khuôn khổ quan hệ đối tác vào thời điểm phù hợp.
- Các bộ, cơ quan Chính phủ và các địa phương chủ động phối hợp chặt chẽ với Bộ Ngoại giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương... tận dụng, đề xuất các khuôn khổ, cơ chế, biện pháp tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại, bao gồm hợp tác kinh tế số, thương mại số, đầu tư và hợp tác chuyên ngành với các cơ quan Chính phủ các nước đối tác, các tổ chức quốc tế, các địa phương nước ngoài, các nhà đầu tư nước ngoài có tiềm năng trên cơ sở phù hợp với pháp luật và các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia, ký kết.
Nghiên cứu kỹ và đánh giá đầy đủ lợi ích và tác động đối với Việt Nam trước khi ký kết các văn kiện hợp tác.
- Thu hút, tranh thủ các nguồn lực phục vụ phát triển (tài chính, công nghệ, kinh nghiệm, tri thức, hỗ trợ kỹ thuật, tư vấn chính sách) từ việc tham gia và hợp tác trong các cơ chế, diễn đàn đa phương, nhất là Liên hợp quốc, ASEAN, APEC, ASEM, Tiểu vùng Mê Công, WTO, IMF, WB, ADB, OECD, WEF... và các cơ chế hợp tác chuyên ngành.
Xây dựng kế hoạch và triển khai hiệu quả việc đảm nhận các trọng trách đa phương, trong đó có đăng cai tổ chức các hội nghị, diễn đàn về kinh tế - phát triển. Lồng ghép các nội dung ngoại giao kinh tế, thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư, tăng cường sự tham gia của địa phương, doanh nghiệp trong các sự kiện đa phương lớn.
Chủ động tham gia và phát huy vai trò, thúc đẩy sáng kiến của Việt Nam tại các cơ chế, diễn đàn kinh tế quốc tế phù hợp yêu cầu, khả năng và điều kiện cụ thể của đất nước. Khuyến khích đưa cán bộ, công dân Việt Nam tham gia làm việc tại các tổ chức quốc tế, cơ chế đa phương về kinh tế.
Chủ động đóng góp vào tiến trình cải tổ, nâng cao hiệu quả các tổ chức quản trị kinh tế toàn cầu, xây dựng và hoàn thiện các thể chế kinh tế quốc tế. Chủ động, linh hoạt tham gia các cơ chế liên kết khu vực, liên khu vực theo vấn đề và lĩnh vực cụ thể.
Trong công tác ngoại giao kinh tế Chính phủ đã đề ra nhiệm vụ mở rộng, làm sâu sắc quan hệ và tạo thế đan xen lợi ích kinh tế với các đối tác như thế nào? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ nâng cao hiệu quả phối hợp liên ngành và bố trí nguồn lực triển khai công tác ngoại giao kinh tế đã được Chính phủ cụ thể như thế nào?
Căn cứ tiểu mục 7 Mục II Chương trình ban hành kèm theo Nghị quyết 21/NQ-CP năm 2023 thì nhiệm vụ nâng cao hiệu quả phối hợp liên ngành và bố trí nguồn lực triển khai công tác ngoại giao kinh tế đã được Chính phủ cụ thể như sau:
- Nghiên cứu xây dựng các cơ chế tăng cường phối hợp liên ngành, liên cấp, liên vùng, đặc biệt là giữa các cơ quan đối ngoại trung ương với các địa phương, giữa các địa phương với nhau, giữa các cơ quan, địa phương, doanh nghiệp trong nước với các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
- Rà soát, kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ chế Ủy ban liên Chính phủ, Ủy ban hỗn hợp về hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư... song phương với các đối tác, nhất là trong đôn đốc triển khai các cam kết, thỏa thuận hợp tác kinh tế.
- Kiến nghị các cơ chế, biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các trụ cột đối ngoại gồm đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân, các cơ chế phối hợp liên ngành trong đối ngoại và hội nhập quốc tế, giữa ngoại giao kinh tế với ngoại giao văn hoá, đối ngoại quốc phòng - an ninh, trong đó có phối hợp giữa các lĩnh vực hội nhập quốc tế chuyên ngành.
- Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng, hướng tới chuẩn hóa tiêu chí bố trí và sử dụng đội ngũ cán bộ, nhân viên làm công tác đối ngoại và ngoại giao kinh tế của các cấp, ngành, địa phương, doanh nghiệp về đạo đức, bản lĩnh chính trị, kiến thức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng về đối ngoại, ngoại giao kinh tế, kinh tế quốc tế, pháp luật quốc tế và hội nhập kinh tế quốc tế... Có cơ chế, chính sách thu hút nhân tài làm công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế.
- Bố trí nguồn lực phù hợp với khả năng cân đối ngân sách nhà nước đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh các hoạt động ngoại giao kinh tế trong tình hình mới. Đồng thời, đẩy mạnh xã hội hóa nguồn lực cho công tác ngoại giao kinh tế phù hợp với quy định pháp luật và chú trọng tính hiệu quả, thiết thực. Đẩy mạnh chuyển đổi số trong triển khai công tác ngoại giao kinh tế.
Nhiệm vụ tuyên truyền, nâng cao nhận thức về công tác ngoại giao kinh tế nhằm thực hiện Chỉ thị số 15-CT/TW được Chính phủ chỉ ra như thế nào?
Căn cứ tiểu mục 1 Mục II Chương trình ban hành kèm theo Nghị quyết 21/NQ-CP năm 2023 thì tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm về công tác ngoại giao kinh tế nhằm thực hiện Chỉ thị 15-CT/TW năm 2022 được Chính phủ chỉ ra như sau:
- Các cơ quan trực thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các doanh nghiệp nhà nước tổ chức nghiên cứu, quán triệt và tuyên truyền sâu rộng, đầy đủ, thực chất nội dung Chỉ thị 15-CT/TW năm 2022
- Đẩy mạnh nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu về yêu cầu, mục tiêu, định hướng, nhiệm vụ của công tác ngoại giao kinh tế trong tình hình mới. Tăng cường các hoạt động sinh hoạt chuyên đề về công tác đối ngoại, ngoại giao kinh tế, hội nhập quốc tế.
- Tăng cường truyền thông, thông tin cho các cấp, các ngành, địa phương, doanh nghiệp, người dân về chủ trương, ý nghĩa, hiệu quả kinh tế của các hoạt động ngoại giao song phương và đa phương, đặc biệt các chuyến thăm và hoạt động đối ngoại của lãnh đạo Đảng và Nhà nước và các hội nghị quốc tế mà nước ta đăng cai tổ chức.Chú trọng tuyên truyền, làm rõ vai trò và đóng góp của ngoại giao kinh tế đối với phát triển kinh tế - xã hội đất nước cũng như sự phát triển của các ngành, địa phương và doanh nghiệp.a
Trần Thị Nguyệt Mai
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Ngoại giao kinh tế có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Doanh thu chưa thực hiện là gì? Hạch toán trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp như thế nào?
- Bán hàng tận cửa là gì? Số ngày để người tiêu dùng cân nhắc việc thực hiện hợp đồng bán hàng tận cửa là mấy ngày?
- Người nộp thuế được xóa nợ tiền thuế trong trường hợp nào? Ai thực hiện việc lập hồ sơ xóa nợ tiền thuế?
- Khi nào thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 12 tháng? Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật lao động khiển trách và kéo dài thời hạn nâng lương cùng lúc được không?
- Công trình xử lý chất thải là gì? Đất công trình xử lý chất thải là gì? Đất công trình xử lý chất thải thuộc nhóm đất nào?