Trong công tác phòng chống thiên tai thì Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có nhiệm vụ, quyền hạn thế nào?

Cho tôi hỏi: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có nhiệm vụ, quyền hạn thế nào trong công tác phòng chống thiên tai? - Câu hỏi của anh Du (Hải Phòng)

Phòng chống thiên tai là gì? Công tác phòng chống thiên tai được thực hiện trên mấy nguyên tắc?

Theo khoản 3 Điều 3 Luật Phòng, chống thiên tai 2013, khái niệm phòng chống thiên tai được định nghĩa như sau:

Phòng, chống thiên tai là quá trình mang tính hệ thống, bao gồm hoạt động phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.

Theo đó, tại Điều 4 Luật Phòng, chống thiên tai 2013, công tác phòng chống thiên tại được thực hiện theo 07 nguyên tắc sau:

- Phòng ngừa chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả.

- Phòng, chống thiên tai là trách nhiệm của Nhà nước, tổ chức, cá nhân, trong đó Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, tổ chức và cá nhân chủ động, cộng đồng giúp nhau.

- Phòng, chống thiên tai được thực hiện theo phương châm bốn tại chỗ: chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ.

- Lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai trong quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, địa phương và quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành.

- Phòng, chống thiên tai phải bảo đảm tính nhân đạo, công bằng, minh bạch và bình đẳng giới.

- Phòng, chống thiên tai phải dựa trên cơ sở khoa học; kết hợp sử dụng kinh nghiệm truyền thống với tiến bộ khoa học và công nghệ; kết hợp giải pháp công trình và phi công trình; bảo vệ môi trường, hệ sinh thái và thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Phòng, chống thiên tai được thực hiện theo sự phân công, phân cấp, phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng và phù hợp với các cấp độ rủi ro thiên tai.

Trong công tác phòng chống thiên tai, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có nhiệm vụ, quyền hạn thế nào?

Trong công tác phòng chống thiên tai, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có nhiệm vụ, quyền hạn thế nào? (Hình từ Internet)

Nguồn nhân lực cho công tác phòng chống thiên tai gồm những gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Luật Phòng, chống thiên tai 2013 sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020, nguồn nhân lực cho phòng, chống thiên tai bao gồm:

- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn là lực lượng tại chỗ thực hiện hoạt động phòng, chống thiên tai;

- Dân quân tự vệ là lực lượng tại chỗ thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai theo phương án ứng phó thiên tai của địa phương và sự điều động của người có thẩm quyền;

- Quân đội nhân dân, Công an nhân dân có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai và là lực lượng nòng cốt trong công tác sơ tán người, phương tiện, tài sản, cứu hộ, cứu nạn, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội theo sự điều động của người có thẩm quyền;

- Tổ chức, cá nhân tình nguyện tham gia hỗ trợ hoạt động phòng, chống thiên tai thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai theo sự chỉ huy của người có thẩm quyền;

- Người làm công tác phòng, chống thiên tai tại cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có nhiệm vụ, quyền hạn thế nào trong công tác phòng chống thiên tai?

Căn cứ theo quy định tại khoản 10 Điều 2 Thông tư 30/2022/TT-BNNPTNT, trong công tác phòng chống thiên tai, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có nhiệm vụ, quyền hạn như sau:

- Tham mưu, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền:

+ Kế hoạch phòng, chống thiên tai, kế hoạch đầu tư xây dựng công trình phòng, chống thiên tai của địa phương theo phân công; tiêu chuẩn, định mức vật tư, phương tiện, trang thiết bị chuyên dùng phòng chống thiên tai;

+ Quyết định về tổ chức xây dựng, quản lý, khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu, hệ thống quan trắc, theo dõi, giám sát chuyên dùng phòng, chống thiên tai; quyết định phê duyệt, công bố kết quả điều tra cơ bản về phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh; quyết định công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai theo phân công của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; quyết định về lực lượng chuyên trách quản lý đê điều, lực lượng quản lý đê nhân dân;

+ Chế độ, chính sách đối với lực lượng quản lý đê nhân dân, lực lượng tuần tra, canh gác đê; cấp phép đối với các hoạt động liên quan đến đê điều;

+ Sử dụng bãi sông, bãi nổi, cù lao liên quan đến thoát lũ và đê điều;

+ Chấp thuận việc xây dựng, cải tạo công trình giao thông có liên quan đến đê điều;

- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê, quy hoạch đê điều và phương án phòng, chống lũ của các tuyến sông có đê, phương án phát triển hệ thống đê điều trong quy hoạch tỉnh, đầu tư xây dựng, tu bổ, nâng cấp và kiên cố hóa, duy tu, bảo dưỡng đê điều, quản lý và bảo đảm an toàn đê điều theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

- Hướng dẫn, tổ chức thực hiện việc đánh giá hiện trạng đê điều, xác định trọng điểm xung yếu đê điều; kiểm tra xây dựng, triển khai phương án hộ đê, công tác hộ đê, bảo đảm an toàn đê điều; tổng hợp, quản lý thông tin, dữ liệu về đê điều trong phạm vi của tỉnh;

- Hướng dẫn, kiểm tra việc đầu tư xây dựng, duy tu, bảo dưỡng, vận hành và bảo vệ công trình phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật và phân công của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

- Tuyên truyền, phổ biến nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với việc quản lý, vận hành, sử dụng khu khai thác khoáng sản và khu khai thác tài nguyên thiên nhiên khác; khu đô thị; điểm du lịch, khu du lịch; khu công nghiệp; khu di tích lịch sử; điểm dân cư nông thôn và công trình;

- Thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật về cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình đê điều; xây dựng kế hoạch, biện pháp thực hiện việc di dời công trình, nhà ở liên quan tới phạm vi bảo vệ công trình đê điều và bãi sông theo quy định.

Thông tư 30/2022/TT-BNNPTNT sẽ có hiệu lực từ ngày 31/03/2023

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phòng chống thiên tai

Đặng Phan Thị Hương Trà

Phòng chống thiên tai
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Phòng chống thiên tai có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phòng chống thiên tai Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
MỚI NHẤT
Pháp luật
Quy định số lượng người trực phòng chống thiên tai ở các tỉnh là bao nhiêu? Mức hưởng và chi phí được quy định thế nào?
Pháp luật
Dự báo về ảnh hưởng của bão Trà mi gồm những tin nào? Tin cảnh báo sóng lớn do bão Trà mi gây ra được quy định như thế nào?
Pháp luật
Khi nào bão Trà Mi tan? Cập nhật thông tin bão Trà Mi chính xác nhất ở đâu theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Bão Trà Mi đổ bộ khi nào? Bão Trà Mi có tốc độ gió bao nhiêu km/h thì có sức phá hoại cực kỳ lớn?
Pháp luật
Bão Trami là gì? Dự báo diễn biến Bão Trami có nội dung gì? Bão Trami trở thành siêu bão khi nào?
Pháp luật
Bão Trà Mi 2024 đang ở đâu? Bão Trà Mi có ảnh hưởng Việt Nam không? Tình hình Bão Trà Mi mới nhất?
Pháp luật
Xả lũ là gì? Tại sao phải xả lũ thủy điện? Lệnh đóng cửa xả lũ lúc 12h ngày 10/9 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với hồ thủy điện nào?
Pháp luật
Các nội dung nào phải đảm bảo trong công tác phòng chống thiên tai? Chiến lược quốc gia về phòng chống thiên tai được xây dựng theo chu kỳ bao nhiêu năm và trên cơ sở gì?
Pháp luật
Bão krathon có vào Việt Nam không? Bão krathon vào Biển Đông khi nào? Bão krathon mạnh cấp bao nhiêu?
Pháp luật
Động đất được phân thành mấy loại? Bản tin động đất được ban hành vào thời điểm nào theo quy định?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào