Trong Dự thảo Luật Bảo hiểm y tế, mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế được quy định như thế nào?
Khái niệm về bảo hiểm y tế
Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm y tế 2008 (Khoản này được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014) quy định về khái niệm bảo hiểm y tế cụ thể như sau:
Điều 2: Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật này để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện
Khái niệm về bảo hiểm y tế tại Dự thảo Luật Bảo hiểm y tế ngày 15/02/2022
Khoản 1 Điều 2 Dự thảo Luật Bảo hiểm y tế (Dự thảo ngày 15/02/2022) quy định về khái niệm bảo hiểm y tế cụ thể như sau:
1. Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm trong chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận, bao gồm:
- Bảo hiểm y tế xã hội (sau đây gọi tắt là bảo hiểm y tế) là bảo hiểm y tế cơ bản áp dụng bắt buộc đối với các đối tượng theo quy định của Điều 11 củaluật này do Nhà nước tổ chức thực hiện.
- Bảo hiểm y tế bổ sung là loại hình bảo hiểm y tế tự nguyện do người đã tham gia bảo hiểm y tế sử dụng để chi trả cho các chi phí y tế nằm ngoài phạmvi chi trả của bảo hiểm y tế cơ bản theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Bảo hiểm y tế bổ sung có thể do tổ chức bảo hiểm y tế thuộc BHXH Việt Nam thực hiện và hạch toán độc lập với Bảo hiểm y tế cơ bản hay do các doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện.
Mức đóng và trách nhiệm đóng Bảo hiểm y tế theo Dự thảo Luật Bảo hiểm y tế ngày 15/02/2022
Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế
Điều 14 Dự thảo Luật Bảo hiểm y tế (Dự thảo ngày 15/02/2022) quy định về mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế cụ thể như sau:
1. Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế được quy định như sau:
- Mức đóng hàng tháng của đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 13 của Luật này tối đa bằng 6% tiền lương tháng, trong đó người sử dụng lao động đóng 2/3 và người lao động đóng 1/3. Trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì mức đóng hằng tháng tối đa bằng 6% tiền lương tháng của người lao động trước khi nghỉ thai sản và do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng;
- Mức đóng hàng tháng của đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 13 của Luật này tối đa bằng 6% mức lương cơ sở, trong đó người sử dụng lao động đóng 2/3 và người lao động đóng 1/3;
- Mức đóng hàng tháng của đối tượng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 13 của Luật này tối đa bằng 6% tiền lương hưu, trợ cấp mất sức lao động và do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng;
- Mức đóng hàng tháng của đối tượng quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều 13 của Luật này tối đa bằng 6% mức lương cơ sở và do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng;
- Mức đóng hàng tháng của đối tượng quy định tại điểm d khoản 2 Điều 13 của Luật này tối đa bằng 6% tiền trợ cấp thất nghiệp và do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng;
- Mức đóng hàng tháng của đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 13 của Luật này tối đa bằng 6% tiền lương tháng đối với người hưởng lương, tối đa bằng 6% mức lương cơ sở đối với người hưởng sinh hoạt phí và do ngân sách nhà nước đóng;
- Mức đóng hàng tháng của đối tượng quy định tại các điểm b, c, d, đ, e, g, h, i, k, l, m và o khoản 3 Điều 13 của Luật này tối đa bằng 6% mức lương cơ sở và do ngân sách nhà nước đóng;
- Mức đóng hàng tháng của đối tượng quy định tại điểm n khoản 3 Điều 13 của Luật này tối đa bằng 6% mức lương cơ sở và do cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp học bổng đóng;
- Mức đóng hàng tháng của đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 13 của Luật này tối đa bằng 6% mức lương cơ sở do đối tượng tự đóng và được ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng;
- Mức đóng hàng tháng của đối tượng quy định tại điểm a khoản 4 và khoản 5 Điều 13 của Luật này tối đa bằng 6% mức lương cơ sở và do đối tượng đóng theo hộ gia đình.
2. Trường hợp một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau quy định tại Điều 13 của Luật này thì đóng bảo hiểm y tế theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự của các đối tượng quy định tại Điều 13 của Luật này.
Trường hợp đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 13 của Luật này có thêm một hoặc nhiều hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên thì đóng bảo hiểm y tế theo hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất.
Trường hợp đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 13 của Luật này đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau quy định tại Điều 13 của Luật này thì đóng bảo hiểm y tế theo thứ tự như sau: do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng,do ngân sách nhà nước đóng, do đối tượng và Ủy ban nhân dân cấp xã đóng.
3. Thành viên thuộc hộ gia đình quy định tại điểm a khoản 5 Điều 13 của Luật này được giảm trừ mức đóng từ thành viên thứ hai khi tham gia bảo hiểm y tế trong năm tài chính, cụ thể như sau:
- Người thứ nhất đóng tối đa bằng 6% mức lương cơ sở;
- Từ người thứ hai trở đi đóng bằng 80% mức đóng của người thứ nhất;
4. Nhóm do người sử dụng lao động đóng.
5. Chính phủ quy định cụ thể mức đóng, mức hỗ trợ quy định tại Điều này.
Trên đây là thông tin chúng tôi gửi tới bạn về mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế theo Dự thảo Luật Bảo hiểm y tế (Dự thảo ngày 15/02/2022).
Xem chi tiết Dự thảo Luật Bảo hiểm y tế ngày 15/02/2022 tại đây.
Nguyễn Khánh Huyền
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bảo hiểm y tế có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất chưa có hiệu lực thi hành thì được tiến hành cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất không?
- Thành viên hộ gia đình là người 17 tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền cho hộ gia đình không?
- Đội tuyên truyền giải phóng quân khi thành lập ai làm đội trưởng? Chức năng nhiệm vụ của Quân đội nhân dân như thế nào?
- Hướng dẫn ghi Mẫu 08 Nghị định 98 chi tiết, cụ thể? Tải về file word Mẫu 08 Nghị định 98 mới nhất?
- Mẫu quy trình nghỉ phép, nghỉ việc riêng dành cho người lao động trong doanh nghiệp? Số ngày nghỉ không hưởng lương theo luật lao động?