Trường đại học, phân hiệu của trường đại học bị đình chỉ hoạt động đào tạo trong trường hợp nào?
- Trường đại học, phân hiệu của trường đại học bị đình chỉ hoạt động đào tạo trong các trường hợp nào?
- Hồ sơ đề nghị được hoạt động đào tạo trở lại sau khi bị đình chỉ hoạt động đào tạo của trường đại học, phân hiệu của trường đại học gồm những gì?
- Trường đại học, phân hiệu của trường đại học bị giải thể trong những trường hợp nào?
Trường đại học, phân hiệu của trường đại học bị đình chỉ hoạt động đào tạo trong các trường hợp nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 95 Nghị định 46/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Đình chỉ hoạt động đào tạo của trường đại học, phân hiệu của trường đại học
1. Trường đại học, phân hiệu của trường đại học bị đình chỉ hoạt động đào tạo trong các trường hợp sau đây:
a) Có hành vi gian lận để được thành lập hoặc cho phép thành lập, cho phép hoạt động đào tạo;
b) Không bảo đảm một trong các điều kiện để được cho phép hoạt động đào tạo theo quy định tại Nghị định này;
c) Người cho phép hoạt động đào tạo không đúng thẩm quyền;
d) Vi phạm quy định của pháp luật về giáo dục bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức độ phải đình chỉ hoạt động;
đ) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định đình chỉ hoạt động đào tạo đối với trường đại học, phân hiệu của trường đại học.
3. Quyết định đình chỉ hoạt động đào tạo phải xác định rõ lý do đình chỉ, thời hạn đình chỉ, biện pháp bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người học, nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên trong trường và phải công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
4. Sau thời hạn đình chỉ, nếu nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ được khắc phục thì người có thẩm quyền quyết định đình chỉ ra quyết định cho phép trường đại học, phân hiệu của trường đại học hoạt động đào tạo trở lại và phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nếu chưa cho phép hoạt động đào tạo trở lại thì có văn bản thông báo cho trường nêu rõ lý do và hướng giải quyết.
5. Hồ sơ đề nghị được hoạt động đào tạo trở lại gồm:
a) Tờ trình cho phép hoạt động đào tạo trở lại;
b) Quyết định thành lập đoàn kiểm tra;
c) Biên bản kiểm tra.
6. Trình tự cho phép trường đại học, phân hiệu của trường đại học hoạt động đào tạo trở lại được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 90 của Nghị định này.
Như vậy theo quy định trên trường đại học, phân hiệu của trường đại học bị đình chỉ hoạt động đào tạo trong các trường hợp sau đây:
- Có hành vi gian lận để được thành lập hoặc cho phép thành lập, cho phép hoạt động đào tạo.
- Không bảo đảm một trong các điều kiện để được cho phép hoạt động đào tạo theo quy định tại Nghị định 46/2017/NĐ-CP.
- Người cho phép hoạt động đào tạo không đúng thẩm quyền.
- Vi phạm quy định của pháp luật về giáo dục bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức độ phải đình chỉ hoạt động.
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Trường đại học, phân hiệu của trường đại học bị đình chỉ hoạt động đào tạo trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị được hoạt động đào tạo trở lại sau khi bị đình chỉ hoạt động đào tạo của trường đại học, phân hiệu của trường đại học gồm những gì?
Căn cứ tại khoản 5 Điều 95 Nghị định 46/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Đình chỉ hoạt động đào tạo của trường đại học, phân hiệu của trường đại học
...
2. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định đình chỉ hoạt động đào tạo đối với trường đại học, phân hiệu của trường đại học.
3. Quyết định đình chỉ hoạt động đào tạo phải xác định rõ lý do đình chỉ, thời hạn đình chỉ, biện pháp bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người học, nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên trong trường và phải công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
4. Sau thời hạn đình chỉ, nếu nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ được khắc phục thì người có thẩm quyền quyết định đình chỉ ra quyết định cho phép trường đại học, phân hiệu của trường đại học hoạt động đào tạo trở lại và phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nếu chưa cho phép hoạt động đào tạo trở lại thì có văn bản thông báo cho trường nêu rõ lý do và hướng giải quyết.
...
Như vậy theo quy định trên hồ sơ sơ đề nghị được hoạt động đào tạo trở lại sau khi bị đình chỉ hoạt động đào tạo gồm có:
- Tờ trình cho phép hoạt động đào tạo trở lại.
- Quyết định thành lập đoàn kiểm tra.
- Biên bản kiểm tra.
Trường đại học, phân hiệu của trường đại học bị giải thể trong những trường hợp nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 96 Nghị định 46/2017/NĐ-CP quy định trường đại học, phân hiệu của trường đại học bị giải thể trong những trường hợp sau:
- Vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về quản lý và tổ chức hoạt động của trường đại học, phân hiệu của trường đại học.
- Hết thời hạn đình chỉ ghi trong quyết định đình chỉ hoạt động đào tạo mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc bị đình chỉ.
- Mục tiêu và nội dung hoạt động trong quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường không còn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
- Theo đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập trường đại học; phân hiệu của trường đại học.
- Không thực hiện đúng cam kết thể hiện trong đề án được phê duyệt hết thời hạn 05 năm, kể từ ngày quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập có hiệu lực.
Phạm Thị Kim Linh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Trường đại học có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sau khi nộp tiền thuế, người nộp thuế có được nhận chứng từ thu tiền thuế? Trách nhiệm nộp tiền thuế của người nộp thuế?
- Bảo hiểm nhân thọ là gì? Nguyên tắc thế quyền có được áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không?
- Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?
- Chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất là bao nhiêu theo quy định mới?
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?