Trường hợp nào hàng hóa sản xuất, gia công, tái chế tại khu phi thuế quan không sử dụng nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài được miễn thuế nhập khẩu?
- Hàng hóa sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại khu phi thuế quan được miễn thuế trong trường hợp nào?
- Trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong một số trường hợp đặc biệt như thế nào?
- Hàng hóa sản xuất, gia công, tái chế tại khu phi thuế quan không sử dụng ‘nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài” nào để được miễn thuế nhập khẩu?
Hàng hóa sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại khu phi thuế quan được miễn thuế trong trường hợp nào?
Căn cứ Điều 22 Nghị định 134/2016/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 22. Miễn thuế hàng hóa sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại khu phi thuế quan
1. Hàng hóa sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại khu phi thuế quan không sử dụng nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài khi nhập khẩu vào thị trường trong nước được miễn thuế nhập khẩu theo quy định tại khoản 8 Điều 16 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
2. Trường hợp sản phẩm được sản xuất, tái chế, lắp ráp tại khu phi thuế quan có sử dụng nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài thì khi nhập khẩu vào thị trường trong nước phải nộp thuế nhập khẩu theo mức thuế suất, trị giá tính thuế của mặt hàng nhập khẩu vào nội địa Việt Nam.”
Theo đó, Tổng cục Hải quan đã có Công văn 3634/TCHQ-TXNK năm 2021 hướng dẫn như sau: Trường hợp doanh nghiệp nội địa nhập khẩu hàng hóa để gia công, sản xuất xuất khẩu sau đó giao hàng hóa nhập khẩu, bán thành phẩm để thuê doanh nghiệp chế xuất sản xuất, gia công thì doanh nghiệp nội địa phải kê khai, nộp thuế nhập khẩu theo quy định đối với sản phẩm gia công khi nhập khẩu vào thị trường trong nước theo quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP.
Hàng hóa sản xuất, gia công, tái chế tại khu phi thuế quan không sử dụng ‘nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài” nào để được miễn thuế nhập khẩu?
Trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong một số trường hợp đặc biệt như thế nào?
Căn cứ Điều 17 Thông tư 39/2015/TT-BTC và khoản 9 Điều 1 Thông tư 60/2019/TT-BTC quy định như sau:
“Điều 17. Trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong một số trường hợp đặc biệt
1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chưa có giá chính thức tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan, trị giá hải quan là giá tạm tính do người khai hải quan khai báo trên cơ sở các chứng từ, tài liệu liên quan và có sẵn tại thời điểm xác định trị giá. Khi có giá chính thức, trị giá hải quan được xác định theo phương pháp xác định trị giá quy định tại khoản 2 Điều 4 và khoản 2 Điều 5 Thông tư này. Thủ tục xác định như sau:
a) Giá tạm tính:
a.1) Người khai hải quan: Khai giá tạm tính tại tiêu chí tương ứng trên tờ khai hải quan xuất khẩu, nhập khẩu khi đăng ký tờ khai, đồng thời khai báo thời điểm có giá chính thức tại tiêu chí “phần ghi chú”.
a.2) Cơ quan hải quan: Kiểm tra giá tạm tính và thời điểm có giá chính thức theo quy định tại Điều 25 Thông tư quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; theo dõi, đôn đốc người khai hải quan khai giá chính thức đúng thời điểm có giá chính thức.
b) Giá chính thức:
b.1) Người khai hải quan: Khai giá chính thức trên tờ khai sửa đổi, bổ sung sau thông quan và nộp thuế chênh lệch (nếu có) trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ thời điểm có giá chính thức.
b.2) Cơ quan hải quan: Kiểm tra khai báo của người khai hải quan, thời điểm có giá chính thức, điều kiện chấp nhận thời điểm có giá chính thức theo quy định tại điểm c khoản này và xử lý như sau:
b.2.1) Xác định trị giá hải quan, ấn định thuế, thu đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp (nếu có), ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp người khai hải quan không khai báo, khai báo không đúng quy định về giá chính thức; ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp người khai hải quan khai báo không đúng thời hạn theo quy định tại điểm b.1 khoản này;
b.2.2) Xử lý tiền thuế chênh lệch theo quy định về xử lý tiền thuế nộp thừa tại Luật Quản lý Thuế và các văn bản hướng dẫn đối với trường hợp số thuế tính theo giá chính thức thấp hơn số thuế đã nộp theo giá tạm tính;
c) Trường hợp thời điểm có giá chính thức vượt quá 90 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai, người khai hải quan kê khai và nộp hợp đồng mua bán hàng hóa, hóa đơn thương mại (01 bản chụp) chứng minh thời điểm có giá chính thức, chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của thời điểm có giá chính thức; giao Cục trưởng Cục Hải quan các tỉnh, thành phố căn cứ hồ sơ, chứng từ, thực tế lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu để kiểm tra, xem xét, quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định chấp nhận thời điểm có giá chính thức.
d) Điều kiện chấp nhận thời điểm có giá chính thức: Thời điểm có giá chính thức được chấp nhận nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
d.1) Hợp đồng mua bán hàng hóa có thỏa thuận về thời điểm có giá chính thức phù hợp với ngành hàng xuất khẩu, nhập khẩu theo thông lệ quốc tế;
d.2) Thời điểm có giá thực tế phù hợp với thời điểm có giá chính thức theo thỏa thuận ghi trên hợp đồng;
d.3) Giá chính thức phù hợp với giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo chứng từ thanh toán.
Trường hợp không đủ điều kiện để được chấp nhận thời điểm có giá chính thức, đồng thời số thuế tính theo giá chính thức cao hơn số thuế đã nộp theo giá tạm tính thì người khai hải quan phải nộp tiền chậm nộp đối với số thuế chênh lệch.
…
3. Trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam sau khi thuê phía nước ngoài gia công là tiền thuê gia công và trị giá của nguyên vật liệu sử dụng trong quá trình gia công do phía nước ngoài cung cấp thể hiện trên hợp đồng gia công và các khoản điều chỉnh quy định tại Điều 13 và Điều 15 Thông tư này. Không tính vào trị giá hải quan sản phẩm sau gia công trị giá của vật tư, nguyên liệu đã xuất khẩu từ Việt Nam đưa đi gia công theo hợp đồng gia công.”
Hàng hóa sản xuất, gia công, tái chế tại khu phi thuế quan không sử dụng ‘nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài” nào để được miễn thuế nhập khẩu?
Căn cứ trả lời của Tổng cục Hải quan tại Mục 4.1 Bảng giải đáp vướng mắc ban hành kèm theo Công văn 5529/TCHQ-TXNK năm 2021 nêu rõ như sau:
Trị giá tính thuế nhập khẩu là tiền thuê gia công, trị giá của nguyên vật liệu sử dụng trong quá trình gia công do doanh nghiệp chế xuất cung cấp và các khoản điều chỉnh (nếu có) theo quy định tại khoản 3 Điều 17 Thông tư 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015. Không tính vào trị giá tinh thuế trị giá của vật tư, nguyên liệu mà doanh nghiệp nội địa đưa đi gia công tại doanh nghiệp chế xuất. Đề nghị các đơn vị căn cứ công văn hướng dẫn nêu trên để thực hiện.
Diệp Khánh Linh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Miễn thuế có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sơ cấp lý luận chính trị là gì? Tốt nghiệp trung học cơ sở có được học sơ cấp lý luận chính trị không?
- Đảng bộ, chi bộ cơ sở cơ quan là hạt nhân chính trị ở cơ sở đúng không? Nhiệm vụ lãnh đạo công tác chính trị tư tưởng?
- Trung cấp lý luận chính trị là gì? Đối tượng nào được đào tạo Trung cấp lý luận chính trị theo quy định?
- Quy trình tổ chức sát hạch giấy phép lái xe quân sự từ ngày 1/1/2025 được thực hiện theo Thông tư 68 như thế nào?
- Tổng biên chế của hệ thống chính trị được quyết định theo nhiệm kỳ nào? Nội dung quản lý biên chế?