Trường hợp nào kiểm dịch viên y tế phải thực hiện kiểm tra y tế đối với phương tiện vận tải qua biên giới Việt Nam?
Thực hiện khai báo y tế với phương tiện vận tải qua biên giới Việt Nam như thế nào?
Căn cứ tại Điều 13 Nghị định 89/2018/NĐ-CP quy định thực hiện khai báo y tế với phương tiện vận tải qua biên giới Việt Nam như sau:
- Đối với tàu bay:
+ Người khai báo y tế thực hiện khai, nộp tờ khai chung hàng không theo Mẫu số 03 Phụ lục kèm theo Nghị định này và giấy chứng nhận kiểm tra/xử lý y tế hàng hóa, phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không theo Mẫu số 09 Phụ lục kèm theo Nghị định 89/2018/NĐ-CP (nếu có) cho tổ chức kiểm dịch y tế biên giới hoặc qua Cổng thông tin một cửa quốc gia trước khi phương tiện vận tải được phép nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh.
+ Trong trường hợp hành khách hoặc phi hành đoàn trên chuyến bay có triệu chứng hoặc có dấu hiệu mắc bệnh truyền nhiễm, cơ trưởng hoặc tiếp viên trưởng phải liên lạc ngay với tổ chức kiểm dịch y tế biên giới tại cửa khẩu trước khi tàu bay cất, hạ cánh.
- Đối với tàu thuyền:
+ Người khai báo y tế thực hiện khai, nộp:
++ Giấy khai báo y tế hàng hải theo Mẫu số 05 Phụ lục kèm theo Nghị định 89/2018/NĐ-CP.
++ Giấy chứng nhận miễn xử lý vệ sinh tàu thuyền/chứng nhận xử lý vệ sinh tàu thuyền theo Mẫu số 08 Phụ lục kèm theo Nghị định 89/2018/NĐ-CP.
++ Giấy chứng nhận kiểm tra y tế hàng hóa (trên tàu thuyền), tàu thuyền theo Mẫu số 10 Phụ lục kèm theo Nghị định 89/2018/NĐ-CP.
++ Bản khai chung theo Mẫu số 42 kèm theo Nghị định 58/2017/NĐ-CP.
+ Hoặc thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia trước 12 giờ kể từ khi tàu thuyền dự kiến nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh.
+ Trường hợp hành khách hoặc thuyền viên trên tàu thuyền có triệu chứng hoặc có dấu hiệu mắc bệnh truyền nhiễm, thuyền trưởng hoặc sĩ quan được ủy quyền trên tàu thuyền phải liên lạc ngay với tổ chức kiểm dịch y tế biên giới tại cửa khẩu trước khi tàu thuyền cập cảng; treo tín hiệu kiểm dịch y tế quy định tại Điều 19 Nghị định 89/2018/NĐ-CP.
- Đối với phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt: Thực hiện khai, nộp giấy khai báo y tế hàng hóa, phương tiện vận tải theo Mẫu số 04 Phụ lục kèm theo Nghị định 89/2018/NĐ-CP và giấy chứng nhận kiểm tra/xử lý y tế hàng hóa, phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không theo Mẫu số 09 Phụ lục kèm theo Nghị định 89/2018/NĐ-CP trước khi phương tiện qua cửa khẩu.
Trường hợp nào kiểm dịch viên y tế phải thực hiện kiểm tra y tế đối với phương tiện vận tải qua biên giới Việt Nam? (Hình từ Internet)
Trường hợp nào kiểm dịch viên y tế phải thực hiện kiểm tra y tế đối với phương tiện vận tải qua biên giới?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 89/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Xử lý thông tin đối với phương tiện vận tải
1. Kiểm dịch viên y tế thực hiện kiểm tra y tế theo quy định tại Điều 16, 17 Nghị định này đối với phương tiện vận tải có yếu tố nguy cơ bao gồm:
a) Phương tiện vận tải đi qua quốc gia, vùng lãnh thổ có ghi nhận trường hợp bệnh truyền nhiễm mà Bộ Y tế có yêu cầu phải giám sát;
b) Phương tiện vận tải chở người bệnh hoặc người nghi ngờ mắc bệnh hoặc mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm;
c) Phương tiện vận tải chở hàng hóa mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm hoặc nghi ngờ mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.
2. Trường hợp phương tiện không có yếu tố nguy cơ theo quy định tại khoản 1 Điều này, kiểm dịch viên y tế thực hiện giám sát phương tiện vận tải trong thời gian chờ nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh gồm các nội dung sau:
a) Giám sát trung gian truyền bệnh truyền nhiễm xâm nhập lên, xuống phương tiện vận tải;
b) Giám sát trung gian truyền bệnh, tác nhân gây bệnh truyền nhiễm trong quá trình bốc dỡ, tiếp nhận hàng hóa.
3. Trong quá trình giám sát, nếu phát hiện phương tiện vận tải có trung gian truyền bệnh truyền nhiễm, tác nhân gây bệnh truyền nhiễm hoặc không bảo đảm điều kiện vệ sinh chung (bao gồm phát hiện chất thải, chất tiết, dấu vết của trung gian truyền bệnh; thực phẩm, rác thải sinh hoạt không được thu gom, bảo quản, xử lý đúng quy định hoặc các khu vực ăn, ở, kho chứa, nhà vệ sinh không được vệ sinh thường xuyên gây tình trạng nấm, mốc, mùi hôi thối), kiểm dịch viên y tế đề xuất biện pháp kiểm tra y tế vào giấy khai báo y tế đối với phương tiện vận tải.
4. Trường hợp phương tiện vận tải không thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1, 2 Điều này, kiểm dịch viên y tế xác nhận kết quả kiểm dịch y tế, kết thúc quy trình kiểm dịch.
5. Thời gian hoàn thành việc giám sát đối với một phương tiện vận tải không quá 01 giờ đối với phương tiện đường bộ, đường hàng không; 02 giờ đối với phương tiện đường sắt, đường thủy.
Như vậy theo quy định trên kiểm dịch viên y tế phải thực hiện kiểm tra y tế đối với phương tiện vận tải có yếu tố nguy cơ trong các trường hợp sau:
- Phương tiện vận tải đi qua quốc gia, vùng lãnh thổ có ghi nhận trường hợp bệnh truyền nhiễm mà Bộ Y tế có yêu cầu phải giám sát.
- Phương tiện vận tải chở người bệnh hoặc người nghi ngờ mắc bệnh hoặc mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.
- Phương tiện vận tải chở hàng hóa mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm hoặc nghi ngờ mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.
Có những biện pháp xử lý y tế nào đối với phương tiện vận tải được kiểm tra y tế?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 18 Nghị định 89/2018/NĐ-CP quy định biện pháp xử lý y tế nào đối với phương tiện vận tải bao gồm:
- Diệt tác nhân gây bệnh, trung gian truyền bệnh.
- Thực hiện hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai việc thu gom, xử lý chất thải có khả năng mang tác nhân gây bệnh hoặc có nguy cơ gây bệnh truyền nhiễm.
- Khử trùng.
Phạm Thị Kim Linh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Phương tiện vận tải có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề minh họa môn Địa lý thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 (HSA) có đáp án thế nào?
- Mẫu Điều lệ hội từ ngày 26/11/2024 như thế nào? Tải về mẫu Điều lệ hội mới nhất theo Nghị định 126?
- Việc khám nơi cất giấu tài liệu liên quan đến hành vi trốn thuế được tiến hành khi nào? Quyết định bởi ai?
- Giải pháp ngăn chặn phòng chống gian lận bán hóa đơn trái phép theo yêu cầu mới nhất Tổng Cục thuế?
- Mẫu báo cáo thành tích công đoàn 2024 dành cho cá nhân đối với Chuyên đề Văn hóa thể thao?