Từ 01/12/2022, Cơ cấu tổ chức của Bộ Công thương sẽ thay đổi như thế nào? Bộ Công thương có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Công thương được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 2 Nghị định 96/2022/NĐ-CP, nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Công thương được quy định như sau:
- Trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội; dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của Chính phủ, của bộ và các nghị quyết, dự án, đề án, chương trình tổng kết theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
- Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn, hàng năm; báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đề xuất chủ trương đầu tư đối với chương trình mục tiêu quốc gia, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đối với dự án quan trọng quốc gia thuộc phạm vi các ngành, lĩnh vực do bộ quản lý theo quy định của pháp luật.
- Phê duyệt chiến lược, đề án, kế hoạch phát triển, chương trình phát triển, các dự án đầu tư phát triển các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo phân cấp và ủy quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
- Ban hành thông tư, quyết định, chỉ thị và các văn bản khác về quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực do bộ quản lý; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý của bộ; chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về công nghiệp và thương mại.
- Xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế - kỹ thuật trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ; tổ chức thực hiện đối với hoạt động đo lường, sở hữu trí tuệ và tổ chức quản lý, hướng dẫn, kiểm tra chất lượng đối với các sản phẩm, hàng hóa, ngành nghề kinh doanh có điều kiện thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương theo quy định của pháp luật.
- Về năng lượng bao gồm: điện, than, dầu khí, năng lượng mới, năng lượng tái tạo và các năng lượng khác; quản lý nhu cầu điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả:
+ Quản lý nhà nước theo thẩm quyền về đầu tư xây dựng các dự án năng lượng; tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình và kết quả thực hiện quy hoạch, tổng hợp báo cáo tình hình sản xuất và thực hiện dự án đầu tư lĩnh vực năng lượng;
+ Tổ chức lập, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch phát triển điện lực quốc gia; tổ chức lập, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch thực hiện quy hoạch phát triển điện lực quốc gia; tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển điện lực quốc gia;
+ Phê duyệt kế hoạch khai thác sớm tại các mỏ dầu khí; kế hoạch đại cương phát triển mỏ dầu khí; kế hoạch thu dọn mỏ dầu khí; quyết định thu hồi mỏ dầu khí trong trường hợp nhà thầu không tiến hành phát triển mỏ và khai thác dầu khí theo thời gian quy định đã được phê duyệt; quyết định cho phép đốt bỏ khí đồng hành; quyết định gia hạn giai đoạn tìm kiếm thăm dò dầu khí theo quy định của hợp đồng dầu khí; thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật về dầu khí;
+ Thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất kinh doanh và phân phối dầu khí (bao gồm: xăng dầu, khí tự nhiên, khí hóa lỏng và các sản phẩm dầu khí khác) theo quy định của pháp luật;
+ Thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh than và cung cấp than cho sản xuất điện thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ;
+ Tổ chức đàm phán để ký kết các văn kiện, tài liệu trong lĩnh vực năng lượng (Hợp đồng BOT, Bảo lãnh Chính phủ, Hiệp định) theo quy định của pháp luật và ủy quyền của Chính phủ;
+ Quản lý nhà nước và tổ chức thực hiện Chương trình quốc gia về Quản lý nhu cầu điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả theo quy định của pháp luật.
Các nhiệm vụ khác như quản lý về điều tiết diện lực, hoá chất, vật liệu nổ công nghiệp,công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, an toàn kỹ thuật công nghiệp, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, thương mại và thị trường trong nước,an toàn thực phẩm... được quy định tại Điều 2 Nghị định 96/2022/NĐ-CP.
Từ 01/12/2022, Cơ cấu tổ chức của Bộ Công thương sẽ thay đổi như thế nào? Bộ Công thương có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Chức năng của Bộ Công thương là gì?
Theo quy định tại Điều 1 Nghị định 96/2022/NĐ-CP, Bộ Công thương thực hiện chức năng sau:
- Bộ Công Thương là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp và thương mại, bao gồm các ngành và lĩnh vực:
+ Điện, than, dầu khí, năng lượng mới, năng lượng tái tạo, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, công nghiệp cơ khí, luyện kim, công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản, công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp môi trường, công nghiệp công nghệ cao (không bao gồm công nghiệp công nghệ thông tin);
+ Cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, khuyến công;
+ Thương mại trong nước;
+ Xuất nhập khẩu, thương mại biên giới;
+ Dịch vụ logistics;
+ Phát triển thị trường ngoài nước;
+ Quản lý thị trường;
+ Xúc tiến thương mại;
+ Thương mại điện tử;
+ Dịch vụ thương mại; hội nhập kinh tế quốc tế;
+ Cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
+ Phòng vệ thương mại;
+ Các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.
Cơ cấu tổ chức của Bộ Công thương thay đổi như thế nào?
Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 96/2022/NĐ-CP về cơ cấu tổ chức của Bộ Công thương.
Trong đó, Bộ Công Thương có đơn vị mới sẽ được thành lập là Ủy ban Cạnh tranh quốc gia để thay thế cho Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng.
Ngoài ra, so với trước đây Bộ Công Thương có 30 đơn vị đầu mối, trong đó 1 Tổng cục Quản lý thị trường, 12 cục và 12 vụ và các đơn vị sự nghiệp, cơ quan thương vụ thì kể từ ngày Nghị định 96/2022/NĐ-CP có hiệu lực thì Bộ Công Thương sẽ có 1 tổng cục, 10 cục, 10 vụ, thanh tra bộ, văn phòng bộ và các đơn vị sự nghiệp khác.
Cụ thể, Vụ Kế hoạch và Vụ Tài chính, Đổi mới doanh nghiệp sẽ sáp nhập thành Vụ Kế hoạch Tài chính. Cục Công tác phía Nam được giải thể, sắp xếp lại theo hướng là đại diện của Văn phòng bộ tại khu vực phía Nam.
Nguyễn Trần Hoàng Quyên
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bộ Công Thương có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có được phép chuyển đổi công năng nhà ở từ nhà ở phục vụ tái định cư sang nhà ở xã hội hay không?
- Việc bán lâm sản khai thác tận dụng đối với rừng trồng có giá trị lâm sản có phải hình thức thanh lý rừng trồng không?
- Sơ cấp lý luận chính trị là gì? Tốt nghiệp trung học cơ sở có được học sơ cấp lý luận chính trị không?
- Đảng bộ, chi bộ cơ sở cơ quan là hạt nhân chính trị ở cơ sở đúng không? Nhiệm vụ lãnh đạo công tác chính trị tư tưởng?
- Trung cấp lý luận chính trị là gì? Đối tượng nào được đào tạo Trung cấp lý luận chính trị theo quy định?