Từ ngày 15/7/2024 mức trợ cấp gạo bảo vệ và phát triển rừng là bao nhiêu? Cách tính mức trợ cấp gạo như thế nào?
Từ ngày 15/7/2024 mức trợ cấp gạo bảo vệ và phát triển rừng là bao nhiêu?
Căn cứ khoản 2 Điều 21 Nghị định 58/2024/NĐ-CP quy định mức trợ cấp gạo bảo vệ và phát triển rừng như sau:
- Mức trợ cấp: 15 kg gạo/khẩu/tháng trong thời gian chưa tự túc được lương thực. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đối tượng được trợ cấp, mức trợ cấp, hình thức trợ cấp cụ thể theo diện tích, số khẩu phù hợp với thực tế của địa phương và thời gian trợ cấp nhưng tối đa 7 năm, đảm bảo các nguyên tắc sau:
+ Mức trợ cấp gạo cho hộ gia đình thực hiện trồng rừng thay thế nương rẫy trong năm căn cứ vào diện tích trồng rừng thực tế và thời gian chưa tự túc được lương thực không quá 6 tháng nhưng tối đa không quá 450 kg/năm;
+ Mức gạo trợ cấp cho hộ gia đình thực hiện bảo vệ và phát triển rừng trong năm căn cứ vào diện tích thực hiện bảo vệ và phát triển rừng và trong thời gian chưa tự túc được lương thực không quá 4 tháng nhưng tối đa không quá 300 kg/năm;
+ Đối với hộ gia đình thực hiện tất cả hoạt động trồng rừng thay thế nương rẫy và hoạt động bảo vệ và phát triển rừng thì được hưởng theo mức trợ cấp cho hoạt động cao hơn;
+ Cách tính mức trợ cấp gạo cụ thể theo Mẫu số 08 Phụ lục kèm theo Nghị định 58/2024/NĐ-CP.
Như vậy, từ ngày 15/7/2024, mức trợ cấp gạo bảo vệ và phát triển rừng là 15 kg gạo/khẩu/tháng trong thời gian chưa tự túc được lương thực. Để được trợ cấp gạo bảo vệ và phát triển rừng, đối tượng được trợ cấp, mức trợ cấp, hình thức trợ cấp cụ thể theo diện tích, số khẩu phù hợp với thực tế của địa phương và thời gian trợ cấp nhưng tối đa 7 năm, đảm bảo các nguyên tắc nêu trên.
Từ ngày 15/7/2024 mức trợ cấp gạo bảo vệ và phát triển rừng là bao nhiêu? Cách tính mức trợ cấp gạo như thế nào? (Hình ảnh Internet)
Cách tính mức trợ cấp gạo bảo vệ và phát triển rừng như thế nào?
Căn cứ quy định tại Mẫu số 08 Phụ lục được ban hành kèm theo Nghị định 58/2024/NĐ-CP quy định cách tính mức trợ cấp gạo bảo vệ và phát triển rừng được tính như sau:
* Đối với trợ cấp gạo cho hộ gia đình thực hiện trồng rừng thay thế nương rẫy
Trong đó:
- Số tháng trợ cấp không quá 6 tháng;
- Số khẩu được trợ cấp là số khẩu trong hộ gia đình thực hiện trồng rừng thay thế nương rẫy;
- Hệ số diện tích trồng rừng được lấy theo Mục 2 Mẫu 08.
* Đối với trợ cấp gạo cho hộ gia đình thực hiện bảo vệ và phát triển rừng, không thuộc trường hợp nêu trên:
Trong đó:
- Số tháng trợ cấp không quá 4 tháng;
- Số khẩu được trợ cấp là số khẩu trong hộ gia đình thực hiện bảo vệ và phát triển rừng;
- Hệ số diện tích bảo vệ và phát triển rừng được lấy theo Mục 2.Mẫu số 08 Phụ lục được ban hành kèm theo Nghị định 58/2024/NĐ-CP
Phải đáp ứng những điều kiện gì để được trợ cấp gạo bảo vệ và phát triển rừng?
Căn cứ khoản 3 Điều 21 Nghị định 58/2024/NĐ-CP quy định điều kiện để được trợ cấp gạo bảo vệ và phát triển rừng bao gồm:
Điều kiện được trợ cấp gạo:
Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này được trợ cấp gạo bảo vệ và phát triển rừng, phải đảm bảo một trong các điều kiện sau:
a) Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc quyết định giao đất, cho thuê đất của cấp có thẩm quyền hoặc đã sử dụng đất ổn định theo quy định của pháp luật về đất đai, không có tranh chấp; thực hiện bảo vệ rừng theo quy định tại các Điều 5, 9 và 12; khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung theo quy định tại các Điều 6, 10 và 13; trồng rừng phòng hộ theo quy định tại Điều 11 và trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ theo quy định tại Điều 14 Nghị định này, hằng năm được cấp có thẩm quyền nghiệm thu kết quả thực hiện;
b) Có hợp đồng khoán bảo vệ rừng theo quy định tại khoản 5 Điều 19; thực hiện khoán bảo vệ rừng theo quy định tại Điều 19 Nghị định này, hằng năm được cấp có thẩm quyền nghiệm thu kết quả thực hiện.
Như vậy, điều kiện để được trợ cấp gạo bảo vệ và phát triển rừng bao gồm:
- Đối tượng bao gồm: Hộ gia đình nghèo, hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số tại xã khu vực II và III thực hiện bảo vệ rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh có trồng bổ sung, trồng rừng phòng hộ, trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ, trồng rừng để thay đổi tập quán du canh du cư, thực hiện trồng rừng thay thế nương rẫy và đối tượng khác để được trợ cấp gạo bảo vệ và phát triển rừng thì phải đảm bảo một trong các điều kiện như sau:
+ Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc quyết định giao đất, cho thuê đất của cấp có thẩm quyền hoặc đã sử dụng đất ổn định theo quy định của pháp luật về đất đai, không có tranh chấp;
+ Thực hiện bảo vệ rừng theo quy định tại các Điều 5, 9 và 12 Nghị định 58/2024/NĐ-CP; khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung theo quy định tại các Điều 6, 10 và 13 Nghị định 58/2024/NĐ-CP;
+ Trồng rừng phòng hộ theo quy định tại Điều 11 Nghị định 58/2024/NĐ-CP và trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ theo quy định tại Điều 14 Nghị định 58/2024/NĐ-CP, hằng năm được cấp có thẩm quyền nghiệm thu kết quả thực hiện;
+ Có hợp đồng khoán bảo vệ rừng theo quy định tại khoản 5 Điều 19 Nghị định 58/2024/NĐ-CP; thực hiện khoán bảo vệ rừng theo quy định tại Điều 19 Nghị định 58/2024/NĐ-CP, hằng năm được cấp có thẩm quyền nghiệm thu kết quả thực hiện.
Lưu ý: Nghị định 58/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/7/2024.
Nguyễn Đỗ Bảo Trung
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Trợ cấp gạo có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lễ Tạ ơn là gì? Lễ Tạ ơn có ý nghĩa gì? Lễ Tạ ơn (Lễ Thanksgiving) có phải là ngày lễ lớn không?
- 02 Mẫu đơn dự thầu trong hồ sơ mời sơ tuyển mua sắm hàng hóa qua mạng mới nhất là mẫu nào? Tải về?
- Khi một bên đưa ra khiếu nại trong quá trình thực hiện hợp đồng xây dựng cần chứng minh những gì?
- Black Friday là gì? Black Friday bắt nguồn từ sự kiện gì? Khuyến mại Black Friday thực hiện theo nguyên tắc nào?
- Chương trình học tập bắt buộc của đảng viên gồm những gì? Mục tiêu của chương trình bồi dưỡng lý luận chính trị dành cho Đảng viên?