Ứng dụng mã vạch trong công tác giám sát hải quan? Lợi ích của việc ứng dụng mã vạch trong công tác giám sát hải quan là gì?
Ứng dụng mã vạch trong công tác giám sát hải quan?
Căn cứ tại Mục 2 Chương 3 Đề án ban hành kèm theo Quyết định 2629/QĐ-TCHQ năm 2014, việc ứng dụng mã vạch trong công tác giám sát Hải quan có thể được mô tả sơ bộ như sau:
- Hệ thống phần mềm khai hải quan phía doanh nghiệp và hệ thống Thông quan điện tử V5 (viết tắt là TQĐT-V5) cần bổ sung chức năng cho phép in trực tiếp mã vạch trên tờ khai hải quan in (Theo quy định hiện nay tờ khai luồng xanh do doanh nghiệp in và tờ khai luồng vàng hoặc luồng đỏ sẽ do cơ quan hải quan in và trao cho doanh nghiệp);
- Mã vạch được in trực tiếp trên tờ khai là mã vạch một chiều thể hiện cho số tờ khai (gọi là Mã vạch loại 1). Mã vạch này không phải thay thế mà chỉ bổ trợ thêm một cách thức nhận biết số tờ khai tự động bằng máy quét mã vạch. Mã vạch này không tích hợp chữ ký số. Các khâu nghiệp vụ hải quan có thể sử dụng máy đọc mã vạch thay thế cho việc nhập liệu số tờ khai;
- Khi nhận được tờ khai có mã vạch, cán bộ hải quan sẽ sử dụng máy đọc mã vạch để cung cấp thông tin đầu vào cho hệ thống TQĐT-V5. Trên cơ sở thông tin do máy đọc mã vạch chuyển đến, hệ thống TQĐT-V5 tại văn phòng giám sát sẽ tự động:
+ Truy tìm tờ khai;
+ Kiểm tra trạng thái, hiệu lực của tờ khai;
+ Cảnh báo trong trường hợp tờ khai chưa hoàn thành thủ tục hải quan;
+ Thể hiện thông tin tờ khai, danh sách container (nếu có) lên mà hình để cán bộ văn phòng giám sát thực hiện việc kiểm tra đối chiếu với hồ sơ giấy (do doanh nghiệp xuất trình) và xác nhận hàng hóa, danh sách container được phép qua cổng giám sát trên máy;
- Số tờ khai, danh sách Container đủ điều kiện qua cổng giám sát sẽ được tích hợp với chữ ký số của cơ quan hải quan và được mã hóa thành mã vạch 02 chiều (Mã vạch loại 2).
- Việc in mã vạch 02 chiều ra giấy để kèm hồ sơ có thể được thực hiện bằng một trong 03 cách thức sau:
+ In từ phần mềm khai hải quan phía doanh nghiệp;
+ In từ phần mềm TQĐT-V5;
+ In từ Website Hải quan;
- Tại khu vực cổng cảng trên cơ sở hồ sơ do doanh nghiệp cung cấp, cán bộ giám sát sử dụng máy đọc mã vạch 02 chiều để đọc thông tin về danh sách sách container đủ điều kiện thông quan;
- Trên cơ sở thông tin do máy đọc mã vạch chuyển đến, hệ thống TQĐT-V5 sẽ tự động kiểm tra số hiệu container (đọc được qua mã vạch) với danh sách container được phép qua khu vực giám sát.
+ Trong trường hợp thông tin phù hợp, tự động xác nhận ngày giờ thực tế container đã qua khu vực giám sát trên hệ thống TQĐT-V5 và thông báo cho cán bộ;
+ Trong trường hợp thông tin không phù hợp, tự động cảnh báo cho cán bộ giám sát cổng cảng dừng việc thông quan hàng hóa.
Quy trình giám sát hải quan tại khu vực cảng biển sau khi áp dụng mã vạch về cơ bản không thay đổi so với quy trình trước đây.
Ứng dụng mã vạch trong công tác giám sát hải quan? Lợi ích của việc ứng dụng mã vạch trong công tác giám sát hải quan là gì? (Hình từ internet)
Lợi ích của việc ứng dụng mã vạch trong công tác giám sát hải quan là gì?
Căn cứ tại Mục 3 Chương 3 Đề án ban hành kèm theo Quyết định 2629/QĐ-TCHQ năm 2014, lợi ích của việc ứng dụng mã vạch trong công tác giám sát hải quan gồm có như sau:
- Tăng khả năng tự động hóa của hệ thống;
- Giảm khối lượng công việc cần thực hiện của cán bộ hải quan tại bộ phận giám sát;
- Giảm thời gian cần thực hiện của cán bộ giám sát từ đó góp phần giảm thời gian thông quan, giảm ùn tắc tại khu vực giám sát;
- Nâng cao mức độ chính xác, tính đầy đủ của dữ liệu cập nhật vào hệ thống;
- Cung cấp thông tin dữ liệu cho các khâu quản lý giám sát của cơ quan hải quan như thanh khoản manifest, bảng kê container ra vào khu vực giám sát...
Mã vạch sẽ thể hiện những gì?
Căn cứ tại Mục 1 Chương 3 Đề án ban hành kèm theo Quyết định 2629/QĐ-TCHQ năm 2014, mã vạch là sự thể hiện thông tin ở dạng nhìn thấy trên các bề mặt của sản phẩm, hàng hóa mà máy móc có thể đọc được. Ban đầu mã vạch lưu trữ dữ liệu theo bề rộng của các vạch được in song song cũng như của khoảng trống giữa chúng. Ngày nay do quá trình phát triển công nghệ, mã vạch còn được in theo mẫu của các điểm, theo các vòng tròn đồng tâm hay chúng ẩn trong các hình ảnh.
- Mã vạch có thể được đọc bởi các thiết bị quét quang học gọi là máy đọc mã vạch hay được quét từ hình ảnh bằng các phần mềm chuyên biệt.
- Mã vạch gồm 02 loại:
+ Mã vạch một chiều: Thể hiện 01 chỉ tiêu thông tin. Thường là 01 dãy số.
+ Mã vạch 02 chiều: Thể hiện nhiều chỉ tiêu thông tin.
- Để có thể ứng dụng mã vạch trong thực tế, cần có quá trình mã hóa từ thông tin ban đầu (ví dụ dãy số, chuỗi ký tự, ...) thành mã vạch. Quá trình này thường được thực hiện thông qua một thuật toán trên phần mềm máy tính;
- Tùy theo cấu trúc mã vạch người ta chia máy đọc mã vạch ra 02 loại tương ứng là máy đọc mã vạch 01 chiều và máy đọc mã vạch 02 chiều. Ngoài ra do cấu tạo vật lý, thiết bị này còn được chia ra 02 nhóm là loại kết nối có dây và loại kết nối không dây (thông qua tín hiệu Bluetooth hoặc Wifi);
- Để đảm bảo các vấn đề về an toàn, an ninh thông tin trước khi chuyển đổi thông tin thành mã vạch người ta tiến hành các thuật toán mã hóa thông tin. Một trong những thuật toán hiện được dùng phổ biến trên thế giới với mức độ bảo mật cao đó là mã hóa sử dụng chữ ký số hay còn gọi là tích hợp chữ ký số vào mã vạch (hình sau mô tả quá trình tích hợp chữ ký số trong mã vạch).
Nguyễn Văn Phước Độ
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giám sát hải quan có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá trị chứng khoán tính khấu trừ khi trích lập dự phòng rủi ro được xác định như thế nào theo quy định pháp luật?
- Kiểm tra thực tế hàng hóa theo đề nghị của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan đối với hàng hóa nào?
- Tiến hành xác định diện tích đất nào trong kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện theo Luật Đất đai mới?
- Hồ sơ hoàn thuế thu nhập cá nhân khi ủy quyền cho công ty quyết toán thuế TNCN là hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước đúng không?
- Quyết định trưng dụng đất có được ủy quyền không? Cơ quan nào sẽ quyết định bồi thường thiệt hại do trưng dụng đất gây ra?