Vợ giữ thẻ ATM của chồng có được xem là hành vi bạo lực gia đình không? Những hành vi nào được xem là bạo lực gia đình?

Cho tôi hỏi việc vợ giữ thẻ ATM của chồng có được xem là hành vi bạo lực gia đình không? Những hành vi nào được xem là bạo lực gia đình? Đây là câu hỏi của anh Hoà đến từ Lào Cai.

Hành vi nào được pháp luật quy định là hành vi bạo lực gia đình?

Theo quy định tại Điều 2 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007 quy định về các hành vi bạo lực gia đình cụ thể như sau:

(1) Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:

- Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;

- Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

- Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;

- Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;

- Cưỡng ép quan hệ tình dục;

- Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;

- Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;

- Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;

- Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.

(2) Hành vi bạo lực quy định tại khoản 1 Điều này cũng được áp dụng đối với thành viên gia đình của vợ, chồng đã ly hôn hoặc nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng.

Vợ giữ thẻ ATM của chồng có được xem là hành vi bạo lực gia đình không? Những hành vi nào được xem là bạo lực gia đình?

Vợ giữ thẻ ATM của chồng có được xem là hành vi bạo lực gia đình không? Những hành vi nào được xem là bạo lực gia đình?

Các hành vi bạo lực gia đình tại Dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi)?

Tại Điều 4 Dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) có quy định về các hành vi bạo lực gia đình cụ thể như sau:

(1) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng.
(2) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
(3) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây tổn hại về thể chất, tinh thần.
(4) Ngăn cản thành viên gia đình tham gia các hoạt động hợp pháp.
(5) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong các mối quan hệ giữa các thành viên gia đình với nhau.
(6) Phát tán hình ảnh, thông tin, tài liệu riêng tư của thành viên gia đình khi chưa được sự đồng ý của người có liên quan.
(7) Cưỡng ép quan hệ tình dục.
(8) Cưỡng ép thực hiện các hành vi tình dục mà vợ hoặc chồng không mong muốn.
(9) Cưỡng ép nghe, xem âm thanh, hình ảnh khiêu dâm.
(10) Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn; cưỡng ép ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ.
(11) Chiếm đoạt, huỷ hoại hoặc có hành vi cố ý khác chiếm đoạt, hủy hoại tài sản riêng của thành viên gia đình hoặc tài sản chung của thành viên gia đình.
(12) Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ.
(13) Kiểm soát tài sản, thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính.
(14) Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.

Theo đó, tại Dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) có bổ sung một số hành vi bạo lực gia đình so với Luật hiện hành cụ thể như sau:

- Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong các mối quan hệ giữa các thành viên gia đình với nhau.

- Phát tán hình ảnh, thông tin, tài liệu riêng tư của thành viên gia đình khi chưa được sự đồng ý của người có liên quan.

- Cưỡng ép thực hiện các hành vi tình dục mà vợ hoặc chồng không mong muốn.

- Cưỡng ép nghe, xem âm thanh, hình ảnh khiêu dâm.

Đồng thời, Dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) mở rộng phạm vi đối tượng tại một số hành vi cụ thể như sau:

- Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong các mối quan hệ giữa các thành viên gia đình với nhau: Mở rộng đối tượng thực hiện hành vi được xác định là bạo lực gia đình thay vì chỉ liệt kê như Luật hiện hành.

- Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây tổn hại về thể chất, tinh thần: Đã quy định rõ ràng dựa trên hậu quả gây ra là có tổn hại về thể chất, tinh thần.

Vợ giữ thẻ ATM của chồng có được xem là hành vi bạo lực gia đình không?

Tại điểm h khoản 1 Điều 2 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007 có quy định rằng Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;

Theo quy định trên thì việc vợ giữ thẻ ATM của chồng được xem là bạo lực gia đình khi:

- Việc vợ giữ thẻ ATM nhằm kiểm soát thu nhập của chồng

- Tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính

Một số trường hợp có một trong hai yếu tố trên sẽ không được xem là bạo lực gia đình như:

- Vợ giữa thẻ ATM của chồng nhằm kiểm soát thu nhập của chồng nhằm mục đích cân đối chi tiêu trong gia đình dựa trên mức thu nhập của vợ chồng, từ đó đề xuất những kế hoạch tài chính cho gia đình. Việc kiểm soát thu nhập nhằm thực hiện công việc chung trong gia đình, đóng góp trong việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung của gia đình mà không phải là kiểm soát thu nhập nhằm mục đích để tạo ra tình trạng phụ thuộc thì cũng không được xem là bạo lực gia đình.

- Người chồng bị phụ thuộc tài chính vào người vợ nhưng không phải do bị kiểm soát thu nhập.

Như vậy, việc xác định việc vợ giữ thẻ ATM của chồng có được xem là bạo lực gia đình hay không cần phải xem xét mục đích của hành vi này có nhằm kiểm soát thu nhập để tạo ra sự phụ thuộc về tài chính hay không.

Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bạo lực gia đình

Nguyễn Khánh Huyền

Bạo lực gia đình
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bạo lực gia đình có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bạo lực gia đình
MỚI NHẤT
Pháp luật
Xử lý hành vi xâm hại sức khỏe, bạo hành gia đình như thế nào? Người vợ bị chồng xâm hại sức khỏe, bạo hành thường xuyên có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại ra sao?
Pháp luật
Hành vi nào bị nghiêm cấm trong phòng, chống bạo lực gia đình? Hành vi bạo lực gia đình gồm những hành vi nào?
Pháp luật
Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022 quy định cá nhân trong phòng, chống bạo lực gia đình có quyền nào?
Pháp luật
Cá nhân khi phát hiện hành vi bạo lực gia đình có trách nhiệm nào theo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022?
Pháp luật
Chồng có hành vi bạo lực gia đình, không chung thủy thì vợ có được yêu cầu chia tài sản nhiều hơn khi ly hôn không?
Pháp luật
Nạn nhân bạo lực gia đình có trách nhiệm gì theo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022?
Pháp luật
Đã ly hôn nhưng không chăm sóc người đang mang thai con của mình thì có xem là vi phạm pháp luật không?
Pháp luật
Có tạm giữ người có hành vi bạo lực gia đình vi phạm quyết định cấm tiếp xúc không? Phải thông báo với ai khi phát hiện hành vi vi phạm?
Pháp luật
Cấm tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình có phải là một biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự?
Pháp luật
Cấm tiếp xúc là gì? Người có hành vi bạo lực gia đình vi phạm quyết định cấm tiếp xúc thì sẽ thực hiện các biện pháp xử phạt như thế nào?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào