Xây dựng công trình trên phần đất nhận được do trưng dụng đất được không? Thủ tục trưng dụng đất được quy định thế nào?
Điều kiện trưng dụng đất được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 5 Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản 2008 có quy định như sau:
Điều kiện trưng mua, trưng dụng tài sản
Việc trưng mua, trưng dụng tài sản chỉ được thực hiện khi Nhà nước có nhu cầu sử dụng tài sản mà các biện pháp huy động khác không thực hiện được, thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Khi đất nước trong tình trạng chiến tranh hoặc trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng theo quy định của pháp luật về quốc phòng và pháp luật về tình trạng khẩn cấp;
2. Khi an ninh quốc gia có nguy cơ bị đe dọa theo quy định của pháp luật về an ninh quốc gia;
3. Khi mục tiêu quan trọng về an ninh quốc gia có khả năng bị xâm phạm hoặc cần được tăng cường bảo vệ theo quy định của pháp luật về quốc phòng và pháp luật về an ninh quốc gia;
4. Khi phải đối phó với nguy cơ hoặc để khắc phục thảm họa do thiên tai, dịch bệnh gây ra trên diện rộng hoặc nếu không ngăn chặn kịp thời sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước.
Theo đó khi thuộc những trường hợp trên, tài sản có thể được Nhà nước trưng dụng.
Cụ thể tại khoản 1 Điều 72 Luật Đất đai 2013 có quy định trưng dụng đất như sau
Trưng dụng đất
1. Nhà nước trưng dụng đất trong trường hợp thật cần thiết để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai.
Theo đó, để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai, nhà nước có thể ra quyết định trưng dụng đất.
Xây dựng công trình trên phần đất nhận được do trưng dụng đất được không? Thủ tục trưng dụng đất được quy định thế nào? (Hình từ Internet)
Có được xây dựng công trình trên phần đất nhận được do trưng dụng đất hay không?
Căn cứ khoản 6 Điều 72 Luật Đất đai 2013 có quy định như sau:
Trưng dụng đất
...
6. Người có thẩm quyền trưng dụng đất có trách nhiệm giao cho tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng đất trưng dụng đúng mục đích, hiệu quả; hoàn trả đất khi hết thời hạn trưng dụng; bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng đất gây ra.
Theo đó, khi trưng dụng đất chủ thể có thẩm quyền thực hiện giao cho tổ chức, cá nhân quản lý.
Các chủ thể này có trách nhiệm quản lý, sử dụng đất trưng dụng đúng mục đích được giao.
Theo đó, nếu việc xây dựng công trình nằm trong kế hoạch, mục đích sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền giao cho thì việc xây dựng này là hợp pháp.
Ngược lại, nếu tự ý xây dựng trên đất trưng dụng thì được xem sử dụng đất sai mục đích được giao và bị pháp luật nghiêm cấm.
Thủ tục trưng dụng đất hiện tại quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 67 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, trình tự thủ tục trưng dụng đất hiện nay được quy định như sau:
- Về Quyết định trưng dụng đất, văn bản xác nhận việc trưng dụng đất gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
+ Họ tên, chức vụ, đơn vị công tác của người quyết định trưng dụng đất;
+ Tên, địa chỉ của người có đất trưng dụng hoặc người đang quản lý, sử dụng đất trưng dụng;
+ Tên, địa chỉ của tổ chức, họ tên và địa chỉ của người được giao sử dụng đất trưng dụng;
+ Mục đích, thời hạn trưng dụng đất;
+ Vị trí, diện tích, loại đất, tài sản gắn liền với đất trưng dụng;
+ Thời gian bàn giao đất trưng dụng.
- Về việc hoàn trả đất trưng dụng cho người sử dụng đất khi hết thời hạn trưng dụng đất được thực hiện theo quy định sau đây:
+ Người có thẩm quyền quyết định trưng dụng đất ban hành quyết định hoàn trả đất trưng dụng và gửi cho người có đất bị trưng dụng;
+ Trường hợp người có đất trưng dụng tự nguyện tặng cho Nhà nước thì làm thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
- Về trách nhiệm xác định mức bồi thường thiệt hại do thực hiện trưng dụng đất gây ra theo quy định sau đây:
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất trưng dụng chịu trách nhiệm xác định mức bồi thường thiệt hại do thực hiện trưng dụng đất gây ra, trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản này;
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất trưng dụng chịu trách nhiệm xác định mức bồi thường thiệt hại do thực hiện trưng dụng đất gây ra đối với trường hợp khu đất trưng dụng thuộc địa giới hành chính của nhiều đơn vị hành chính cấp huyện.
- Về thành phần Hội đồng xác định mức bồi thường thiệt hại do thực hiện trưng dụng đất gây ra gồm:
+ Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân là Trưởng ban;
+ Các thành viên thuộc các cơ quan tài nguyên và môi trường, tài chính và các thành viên khác có liên quan;
+ Đại diện cơ quan của người có thẩm quyền ra quyết định trưng dụng đất;
+ Đại diện Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện nơi có đất;
+ Các thành viên là đại diện Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã;
+ Đại diện của người có đất trưng dụng.
Trần Thị Nguyệt Mai
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Trưng dụng đất có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu ý kiến nhận xét đảng viên dự bị của tổ chức đoàn thể nơi làm việc? Hướng dẫn ưu và khuyết điểm nhận xét đảng viên dự bị?
- Tổng hợp Nghị quyết sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 mới nhất?
- Mẫu lời cảm ơn các cựu chiến binh Việt Nam 6 12 hay, ý nghĩa? Ngày này là ngày lễ lớn đúng không?
- Khi nào sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện xã theo Nghị quyết 18? Từng bước tiến hành sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện xã?
- Mẫu đơn yêu cầu hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất? Hướng dẫn điền Mẫu đơn yêu cầu hủy Giấy chứng nhận?