Xe ô tô điện nhập khẩu từ nước ngoài cần phải đóng những loại thuế nào? Cá nhân có được nhập khẩu xe ô tô điện để kinh doanh không?
Xe ô tô điện là gì?
Xe ô tô điện là loại phương tiện giao thông được cung cấp năng lượng bởi động cơ điện. Thay vì sử dụng các động cơ đốt trong với các nhiên liệu như xăng hoặc dầu diesel, ô tô điện sử dụng năng lượng được lưu trữ trong một bộ pin sạc.
Một số xe ô tô điện được săn đón hiện nay như Tesla Model Y, Nissan Leaf, Chevrolet Bolt, Porsche Taycan,... Những ưu thế mà phương tiện này mang lại như giảm chi phí nhiên liệu, chi phí bảo dưỡng thấp hơn xe xăng, giá xe được hưởng chính sách ưu đãi tại một số nước.
Tuy nhiên, khi nhập khẩu xe ô tô điện về Việt Nam kèm theo những loại thuế suất phải chịu thì mức giá xe ô tô điện đã tăng không ít.
Xe ô tô điện nhập khẩu từ nước ngoài cần phải đóng những loại thuế nào? Cá nhân có được nhập khẩu xe ô tô điện để kinh doanh không? (Hình từ Internet)
Xe ô tô điện nhập khẩu từ nước ngoài cần phải đóng những loại thuế nào?
Xe ô tô điện nhập khẩu từ nước ngoài về Việt Nam phải chịu những loại thuế theo pháp luật Việt Nam gồm:
- Thuế nhập khẩu
- Thuế tiêu thụ đặc biệt
- Thuế giá trị gia tăng
Thuế nhập khẩu mà xe ô tô điện phải chịu:
Trường hợp nhập khẩu xe ô tô từ các nước trong khối ASEAN sẽ được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi như sau: Hiệp định Thương mại hàng hóa các nước ASEAN (ATIGA) có hiệu lực từ 1/1/2018 ghi nhận mức thuế nhập khẩu ô tô điện là 0% với xe có tỷ lệ nội địa hóa trong khối ASEAN từ 40% trở lên.
Trường hợp nhập khẩu xe ô tô từ các nước không thuộc khối ASEAN như Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Hàn Quốc đều đang phải chịu mức thuế nhập khẩu từ 56% -74% giá trị xe.
Thuế tiêu thụ đặc biệt mà xe ô tô điện phải chịu:
Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe ô tô điện nhập khẩu được quy định tại Điều 7 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi 2014 (điểm g khoản 4 Mục I Biểu thuế được sửa đổi bởi Điều 8 Luật sửa đổi Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự 2022) như sau:
Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt của xe ô tô điện chạy bằng pin, loại chở người từ 9 chỗ trở xuống, từ ngày 1/3/2022 đến hết ngày 28/02/2027 là 3%; từ ngày 1/3/2027 mức thuế suất áp dụng mới là 11%. Xe ô tô điện khác, loại chở người từ 9 chỗ trở xuống sẽ áp dụng mức thuế suất 15%.
Thuế giá trị gia tăng mà xe ô tô điện phải chịu:
Thuế suất giá trị gia tăng hiện nay là 10%, áp dụng cho tất cả các dòng xe, bao gồm cả xe điện.
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 7 Điều 3 Nghị định 10/2022/NĐ-CP về đối tượng chịu lệ phí trước bạ thì ô tô là đối tượng phải đóng thuế trước bạ. Nhưng từ ngày 01/03/2022 căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 5 Điều 8 Nghị định 10/2022/NĐ-CP quy định mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô điện như sau:
Mức thu lệ phí trước bạ theo tỷ lệ (%)
...
c) Ô tô điện chạy pin:
- Trong vòng 3 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành: nộp lệ phí trước bạ lần đầu với mức thu là 0%.
- Trong vòng 2 năm tiếp theo: nộp lệ phí trước bạ lần đầu với mức thu bằng 50% mức thu đối với ô tô chạy xăng, dầu có cùng số chỗ ngồi.
Như vậy, xe ô tô điện mức đóng lệ phí trước bạ là 0% có thời hạn trong vòng 3 năm tính từ ngày 01/03/2022.
Cá nhân có được nhập khẩu xe ô tô điện để kinh doanh không?
Theo quy định tại Điều 14 Nghị định 116/2017/NĐ-CP về kinh doanh nhập khẩu ô tô như sau:
Quy định chung về kinh doanh nhập khẩu ô tô
1. Chỉ doanh nghiệp mới được xem xét cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô.
2. Doanh nghiệp được quyền nhập khẩu ô tô sau khi đáp ứng các điều kiện và được cấp. Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô theo quy định tại Nghị định này.
3. Doanh nghiệp nhập khẩu ô tô phải tuân thủ các quy định về quản lý nhập khẩu ô tô tại Nghị định này và các văn bản pháp luật có liên quan.
Theo đó, cá nhân không thuộc trường hợp được cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô.
Ngoài ra, doanh nghiệp muốn kinh doanh ô tô nhập khẩu cần thỏa mãn những điều kiện tại Điều 15 Nghị định 116/2017/NĐ-CP như sau:
Điều kiện kinh doanh nhập khẩu ô tô
Doanh nghiệp thành lập theo quy định của pháp luật được cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô khi đáp ứng các điều kiện sau:
1. Có cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô thuộc sở hữu của doanh nghiệp, hoặc do doanh nghiệp ký hợp đồng thuê, hoặc thuộc hệ thống đại lý ủy quyền của doanh nghiệp đáp ứng quy định tại Nghị định này.
2. Có văn bản xác nhận hoặc tài liệu chứng minh doanh nghiệp được quyền thay mặt doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô nước ngoài thực hiện lệnh triệu hồi ô tô nhập khẩu tại Việt Nam.
Doanh nghiệp muốn kinh doanh nhập khẩu ô tô khi đáp ứng các điều kiện trên nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác tới Bộ Công Thương theo quy định tại Điều 16 Nghị định 116/2017/NĐ-CP.
Nguyễn Trần Hoàng Quyên
- Điều 16 Nghị định 116/2017/NĐ-CP
- Điều 14 Nghị định 116/2017/NĐ-CP
- điểm c khoản 5 Điều 8 Nghị định 10/2022/NĐ-CP
- khoản 7 Điều 3 Nghị định 10/2022/NĐ-CP
- Điều 8 Luật sửa đổi Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự 2022
- Điều 7 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi 2014
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Nhập khẩu xe ô tô có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất là tài sản công không sử dụng để ở gồm những gì? Thời hạn lập Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất?
- Phổ cập giáo dục là gì? Nhà nước thực hiện phổ cập giáo dục cho cấp học nào? Ai thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục?
- 03 cấp đào tạo lý luận chính trị theo quy định? Trung tâm chính trị cấp huyện đào tạo cấp lý luận chính trị nào?
- Mẫu Đơn đề nghị tách hội mới nhất? Hướng dẫn lập đơn đề nghị tách hội? Tải về mẫu đơn đề nghị tách hội ở đâu?
- Tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu cho phép đối với các loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc theo Thông tư 38/2024 thế nào?