Yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan bị từ chối trong những trường hợp nào?
Yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan bị từ chối trong những trường hợp nào?
Căn cứ Nghị định 17/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan.
Tại khoản 4 Điều 80 Nghị định 17/2023/NĐ-CP có quy định về các trường hợp từ chối yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm từ chối yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm như sau:
Nộp đơn và giải quyết đơn yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan
...
4. Trong các trường hợp sau đây, cơ quan xử lý hành vi xâm phạm từ chối yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm, có nêu rõ lý do từ chối:
a) Hết thời hạn ấn định quy định tại khoản 3 Điều này mà người yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm không đáp ứng yêu cầu của cơ quan xử lý hành vi xâm phạm về việc bổ sung tài liệu, chứng cứ, hiện vật cần thiết có liên quan;
b) Hết thời hiệu xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định pháp luật;
c) Kết quả xác minh của cơ quan xử lý hành vi xâm phạm hoặc cơ quan công an cho thấy không có hành vi xâm phạm như mô tả trong đơn yêu cầu;
d) Có văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc không đủ căn cứ xử lý hành vi xâm phạm.
Như vậy, yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan bị từ chối trong những trường hợp sau:
- Hết thời hạn bổ sung tài liệu, chứng cứ, hiện vật cần thiết mà người yêu cầu vẫn chưa hoàn thành;
- Hết thời hiệu xử lý hành vi xâm phạm;
- Không có hành vi xâm phạm như mô tả trong đơn yêu cầu;
- Có văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc không đủ căn cứ xử lý hành vi xâm phạm.
Yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan bị từ chối trong những trường hợp nào?
Căn cứ xác định hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan bao gồm những gì?
Căn cứ quy định tại Điều 64 Nghị định 17/2023/NĐ-CP như sau:
Căn cứ xác định hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan
Căn cứ xác định hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan quy định tại các điều 28 và 35 của Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm:
1. Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan: Tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả quy định tại Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ; các đối tượng được bảo hộ quyền liên quan quy định tại Điều 17 của Luật Sở hữu trí tuệ.
2. Có yếu tố xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan trong đối tượng bị xem xét.
3. Người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan, trừ trường hợp đồng tác giả, đồng chủ sở hữu quyền tác giả, đồng chủ sở hữu quyền liên quan thực hiện hành vi xâm phạm với các đồng tác giả, đồng chủ sở hữu quyền tác giả, đồng chủ sở hữu quyền liên quan còn lại và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định tại khoản 3 Điều 20, khoản 5 Điều 29, khoản 3 Điều 30, khoản 3 Điều 31 và các điều 25, 25a, 26, 32 và 33 của Luật Sở hữu trí tuệ.
4. Hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam. Hành vi bị xem xét cũng bị coi là xảy ra tại Việt Nam nếu hành vi đó xảy ra trên môi trường mạng viễn thông và mạng Internet mà người tiêu dùng hoặc người khai thác, sử dụng nội dung thông tin số tại Việt Nam.
Như vậy, căn cứ xác định hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan bao gồm các nội dung nêu trên.
Tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan gồm những gì?
Căn cứ quy định tại Điều 76 Nghị định 17/2023/NĐ-CP, tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan bao gồm:
- Chứng cứ chứng minh là chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan nếu người yêu cầu là tác giả, người biểu diễn, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan hoặc người được chuyển giao quyền, được thừa kế, kế thừa quyền tác giả, quyền liên quan;
- Chứng cứ chứng minh hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đã xảy ra; chứng cứ nghi ngờ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đối với đơn đề nghị tạm dừng làm thủ tục hải quan;
- Các tài liệu, chứng cứ khác để chứng minh yêu cầu của mình.
- Văn bản ủy quyền có công chứng hoặc chứng thực (trường hợp thực hiện thông qua người đại diện theo ủy quyền);
- Giấy tờ chứng minh tư cách của người đại diện (trường hợp thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật).
Trong đó, chứng cứ chứng minh chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan; chứng cứ chứng minh xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan được hướng dẫn cụ thể tại Điều 77 Nghị định 17/2023/NĐ-CP, Điều 78 Nghị định 17/2023/NĐ-CP.
Đặng Phan Thị Hương Trà
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Quyền tác giả có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản tự nhận xét đánh giá của cán bộ công chức mới nhất? Mục đích của việc đánh giá cán bộ công chức là gì?
- Quỹ Hỗ trợ nông dân là Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách? Chế độ báo cáo của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào?
- Mẫu biên bản kiểm tra hiện trường xác định nguyên nhân, thiệt hại rừng trồng là mẫu nào? Tải về mẫu biên bản?
- Mẫu báo cáo kết quả thẩm định thanh lý rừng trồng là mẫu nào? Tải về mẫu báo cáo kết quả thẩm định thanh lý rừng trồng?
- Ngành quản lý tòa nhà trình độ cao đẳng là ngành gì? Ngành quản lý tòa nhà hệ cao đẳng có nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp không?