Thông báo tuyển dụng có nội dung không tuyển dụng người lao động bị HIV/AIDS có được xem là hành vi phân biệt đối với người lao động hay không?
- Thông báo tuyển dụng có nội dung không tuyển dụng người lao động bị HIV/AIDS có được xem là hành vi phân biệt đối với người lao động hay không?
- Chế tài xử phạt khi thông báo tuyển dụng của doanh nghiệp có nội dung không tuyển dụng người lao động bị HIV/AIDS?
- Doanh nghiệp có thể tuyển dụng lao động thông qua những hình thức nào?
Thông báo tuyển dụng có nội dung không tuyển dụng người lao động bị HIV/AIDS có được xem là hành vi phân biệt đối với người lao động hay không?
Phân biệt đối xử trong lao động được định nghĩa theo khoản 8 Điều 3 Bộ luật lao động 2019 là hành vi phân biệt, loại trừ hoặc ưu tiên dựa trên chủng tộc, màu da, nguồn gốc quốc gia hoặc nguồn gốc xã hội, dân tộc, giới tính, độ tuổi, tình trạng thai sản, tình trạng hôn nhân, tôn giáo, tín ngưỡng, chính kiến, khuyết tật, trách nhiệm gia đình hoặc trên cơ sở tình trạng nhiễm HIV hoặc vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn, tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp có tác động làm ảnh hưởng đến bình đẳng về cơ hội việc làm hoặc nghề nghiệp.
Việc phân biệt, loại trừ hoặc ưu tiên xuất phát từ yêu cầu đặc thù của công việc và các hành vi duy trì, bảo vệ việc làm cho người lao động dễ bị tổn thương thì không bị xem là phân biệt đối xử.
Đối chiếu với nội dung thông báo tuyển dụng trên, có thể thấy thông báo tuyển dụng có tồn tại nội dung phân biệt đối với người lao động, từ độ tuổi cho đến các khuyết tật, và HIV/AIDS.
Có thể nói, đây là vi phạm rất thường xuyên bị thanh tra, phát hiện tại các doanh nghiệp.
Mặt khác, theo khoản 1 Điều 8 Bộ luật Lao động 2019 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động bao gồm:
Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động
1. Phân biệt đối xử trong lao động.
2. Ngược đãi người lao động, cưỡng bức lao động.
3. Quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
4. Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động hoặc lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật.
5. Sử dụng lao động chưa qua đào tạo hoặc chưa có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với nghề, công việc phải sử dụng lao động đã được đào tạo hoặc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.
6. Lôi kéo, dụ dỗ, hứa hẹn, quảng cáo gian dối hoặc thủ đoạn khác để lừa gạt người lao động hoặc để tuyển dụng người lao động với mục đích mua bán người, bóc lột, cưỡng bức lao động hoặc lợi dụng dịch vụ việc làm, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để thực hiện hành vi trái pháp luật.
7. Sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật.
Vậy hành vi phân biệt đối xử trong lao động là hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động.
Như vậy, đối với trường hợp khi thông báo tuyển dụng có nội dung không tuyển dụng người lao động bị HIV/AIDS mà không xuất phát từ yêu cầu đặc thù của công việc hay lý do chính đáng khác thì được xem là hành vi phân biệt đối với người lao động.
Thông báo tuyển dụng có nội dung không tuyển dụng người lao động bị HIV/AIDS có được xem là hành vi phân biệt đối với người lao động hay không? (Hình từ Internet)
Chế tài xử phạt khi thông báo tuyển dụng của doanh nghiệp có nội dung không tuyển dụng người lao động bị HIV/AIDS?
Căn cứ quy định tại điểm a khoản 2 Điều 8 Nghị định 12/2022/NĐ-CP vi phạm về tuyển dụng, quản lý lao động
Vi phạm về tuyển dụng, quản lý lao động
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi sau đây:
a) Không khai trình việc sử dụng lao động theo quy định;
b) Thu tiền của người lao động tham gia tuyển dụng lao động;
c) Không thể hiện, nhập đầy đủ thông tin về người lao động vào sổ quản lý lao động kể từ ngày người lao động bắt đầu làm việc;
d) Không xuất trình sổ quản lý lao động khi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Phân biệt đối xử trong lao động trừ các hành vi phân biệt đối xử quy định tại điểm d khoản 1 Điều 13, khoản 2 Điều 23, khoản 1 Điều 36 và khoản 2 Điều 37 Nghị định này;
b) Sử dụng lao động chưa qua đào tạo hoặc chưa có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với nghề, công việc phải sử dụng lao động đã được đào tạo hoặc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia;
c) Không báo cáo tình hình thay đổi về lao động theo quy định;
d) Không lập sổ quản lý lao động hoặc lập sổ quản lý lao động không đúng thời hạn hoặc không đảm bảo các nội dung cơ bản theo quy định pháp luật.
Lưu ý: Mức phạt trên là mức phạt đối với cá nhân. Đối với người sử dụng lao động là tổ chức thì tổ chức bị xử phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP)
Như vậy, doanh nghiệp có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi phân biệt đối xử trong tuyển dụng lao động.
Hay nói cách khác, khi thông báo tuyển dụng của doanh nghiệp có nội dung không tuyển dụng người lao động bị HIV/AIDS không đúng với quy định pháp luật thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Doanh nghiệp có thể tuyển dụng lao động thông qua những hình thức nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Bộ Luật Lao động 2019 về tuyển dụng lao động:
Theo đó, doanh nghiệp có quyền trực tiếp hoặc thông qua tổ chức dịch vụ việc làm, doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động để tuyển dụng lao động theo nhu cầu của doanh nghiệp.
Lưu ý: Người lao động không phải trả chi phí cho việc tuyển dụng lao động.
Ngoài ra, người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận; trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
Phan Thanh Thảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Người lao động có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đua xe trái phép gây chết người có thể bị phạt tù đối với những tội nào? Con cái đua xe gây chết người thì cha mẹ giao xe có bị truy cứu hình sự?
- Trình độ chuẩn với giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh trường đại học? Chế độ bồi dưỡng giờ giảng đối với giảng viên?
- Luật ngân sách nhà nước mới nhất? Có những văn bản nào hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước mới nhất?
- Mua trả chậm là gì? Nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua trả chậm được quy định thế nào theo pháp luật hiện nay?
- Bài tuyên truyền Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân 18 11? Bài tuyên truyền kỷ niệm 94 năm Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024?