Thông tin về vi phạm pháp luật hoặc dấu hiệu vi phạm pháp luật để kiểm tra đột xuất trong công tác quản lý thị trường gồm những gì?
- Thông tin về vi phạm pháp luật hoặc dấu hiệu vi phạm pháp luật để kiểm tra đột xuất trong công tác quản lý thị trường gồm những gì?
- Trong trường hợp công chức Quản lý thị trường tiếp nhận các thông tin về vi phạm pháp luật hoặc dấu hiệu vi phạm pháp luật trong công tác quản lý thị trường thì việc báo cáo được thực hiện như thế nào ?
- Sau khi tiếp nhận thông tin về thông tin về vi phạm pháp luật hoặc dấu hiệu vi phạm pháp luật người đứng đầu cơ quan, đơn vị Quản lý thị trường có thẩm quyền cần làm gì?
Thông tin về vi phạm pháp luật hoặc dấu hiệu vi phạm pháp luật để kiểm tra đột xuất trong công tác quản lý thị trường gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 8 Thông tư 27/2020/TT-BCT quy định như sau:
Thông tin về vi phạm pháp luật hoặc dấu hiệu vi phạm pháp luật để kiểm tra đột xuất
1. Thông tin về vi phạm pháp luật hoặc dấu hiệu vi phạm pháp luật gồm:
a) Thông tin từ văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Tổng cục trưởng, Cục trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện yêu cầu kiểm tra đối với tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật cụ thể;
b) Thông tin từ báo cáo của công chức Quản lý thị trường được giao thực hiện các biện pháp nghiệp vụ quy định tại các điều 34, 35 và 36 của Thông tư này hoặc từ báo cáo của công chức Quản lý thị trường thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính;
c) Thông tin từ văn bản của cơ quan, đơn vị Quản lý thị trường các cấp chuyển giao thông tin về vi phạm pháp luật hoặc dấu hiệu vi phạm pháp luật;
d) Thông tin từ văn bản yêu cầu, đề nghị kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước khác không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này;
đ) Thông tin từ phương tiện thông tin đại chúng về vi phạm pháp luật, dấu hiệu vi phạm pháp luật;
e) Thông tin từ tin báo, kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo của người tiêu dùng hoặc của tổ chức, cá nhân khác về vi phạm pháp luật, dấu hiệu vi phạm pháp luật.
...
Như vậy thông tin về vi phạm pháp luật hoặc dấu hiệu vi phạm pháp luật để kiểm tra đột xuất trong công tác quản lý thị trường được quy định như trên.
Quản lý thị trường (Hình từ Internet)
Trong trường hợp công chức Quản lý thị trường tiếp nhận các thông tin về vi phạm pháp luật hoặc dấu hiệu vi phạm pháp luật trong công tác quản lý thị trường thì việc báo cáo được thực hiện như thế nào ?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 9 Thông tư 27/2020/TT-BCT quy định như sau:
Tiếp nhận và xử lý thông tin
1. Trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, công chức Quản lý thị trường thu thập, tiếp nhận thông tin về vi phạm pháp luật hoặc dấu hiệu vi phạm pháp luật quy định tại Điều 8 của Thông tư này phải báo cáo ngay với người đứng đầu cơ quan, đơn vị Quản lý thị trường trực tiếp của mình để xử lý thông tin đã tiếp nhận. Việc báo cáo được thực hiện bằng hình thức văn bản đối với trường hợp quy định tại điểm đ và e khoản 1 Điều 8 của Thông tư này.
...
Như vậy trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, công chức Quản lý thị trường thu thập, tiếp nhận thông tin về vi phạm pháp luật hoặc dấu hiệu vi phạm pháp luật trong công tác quản lý thị trường.
Sau khi tiếp nhận phải báo cáo ngay với người đứng đầu cơ quan, đơn vị Quản lý thị trường trực tiếp của mình để xử lý thông tin đã tiếp nhận.
Việc báo cáo được thực hiện bằng hình thức văn bản đối với trường hợp quy định tại điểm đ và điểm e khoản 2 Điều 9 Thông tư 27/2020/TT-BCT.
Sau khi tiếp nhận thông tin về thông tin về vi phạm pháp luật hoặc dấu hiệu vi phạm pháp luật người đứng đầu cơ quan, đơn vị Quản lý thị trường có thẩm quyền cần làm gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 9 Thông tư 27/2020/TT-BCT, được bổ sung bởi điểm a khoản 1 Điều 2 Thông tư 20/2021/TT-BCT quy định như sau:
Tiếp nhận và xử lý thông tin
...
2. Ngay sau khi tiếp nhận thông tin quy định tại Điều 8 của Thông tư này, người đứng đầu cơ quan, đơn vị Quản lý thị trường có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra xử lý như sau:
a) Trực tiếp hoặc giao quyền cho cấp phó hoặc có văn bản yêu cầu người có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra cấp dưới của mình ban hành quyết định kiểm tra theo thẩm quyền, địa bàn hoặc lĩnh vực được phân công và tổ chức thực hiện theo quy định đối với thông tin quy định tại khoản 2 Điều 8 của Thông tư này, trừ trường hợp xét thấy đề xuất kiểm tra của công chức đang thi hành công vụ chưa đủ căn cứ để ban hành quyết định kiểm tra;
b) Phân công hoặc giao quyền cho cấp phó phân công công chức Quản lý thị trường thực hiện biện pháp nghiệp vụ thu thập, thẩm tra, xác minh thông tin hoặc giám sát hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có dấu hiệu vi phạm pháp luật (sau đây gọi tắt là giám sát) theo quy định tại Điều 35 và Điều 36 của Thông tư này đối với thông tin quy định tại khoản 3 Điều 8 của Thông tư này và trường hợp xét thấy đề xuất kiểm tra của công chức đang thi hành công vụ chưa đủ căn cứ để ban hành quyết định kiểm tra.
Như vậy ngay sau khi tiếp nhận thông tin quy định tại Điều 8 của Thông tư này, người đứng đầu cơ quan, đơn vị Quản lý thị trường có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra xử lý như quy định trên.
Nguyễn Nhật Vy
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Quản lý thị trường có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có được phép chuyển đổi công năng nhà ở từ nhà ở phục vụ tái định cư sang nhà ở xã hội hay không?
- Việc bán lâm sản khai thác tận dụng đối với rừng trồng có giá trị lâm sản có phải hình thức thanh lý rừng trồng không?
- Sơ cấp lý luận chính trị là gì? Tốt nghiệp trung học cơ sở có được học sơ cấp lý luận chính trị không?
- Đảng bộ, chi bộ cơ sở cơ quan là hạt nhân chính trị ở cơ sở đúng không? Nhiệm vụ lãnh đạo công tác chính trị tư tưởng?
- Trung cấp lý luận chính trị là gì? Đối tượng nào được đào tạo Trung cấp lý luận chính trị theo quy định?