Thư ký Tòa án có phải là người tiến hành tố tụng dân sự hay không? Khi nào Thư ký Tòa án từ chối tiến hành tố tụng?
Thư ký Tòa án có phải là người tiến hành tố tụng dân sự hay không?
Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng được quy định tại Điều 46 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 như sau:
Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng
1. Các cơ quan tiến hành tố tụng dân sự gồm có:
a) Tòa án;
b) Viện kiểm sát.
2. Những người tiến hành tố tụng dân sự gồm có:
a) Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án;
b) Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên.
Như vậy, Thư ký Tòa án được xem là người tiến hành tố tụng dân sự.
Theo đó, nhiệm vụ và quyền hạn của Thư ký Tòa án được quy định tại Điều 51 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 như sau:
- Chuẩn bị các công tác nghiệp vụ cần thiết trước khi khai mạc phiên tòa.
- Phổ biến nội quy phiên tòa.
- Kiểm tra và báo cáo với Hội đồng xét xử danh sách những người được triệu tập đến phiên tòa.
- Ghi biên bản phiên tòa, phiên họp, biên bản lấy lời khai của người tham gia tố tụng.
- Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của Bộ luật này.
Thư ký Tòa án có phải là người tiến hành tố tụng dân sự hay không? Khi nào Thư ký Tòa án từ chối tiến hành tố tụng? (hình từ inernet)
Thư ký Tòa án phải từ chối tiến hành tố tụng trong trường hợp nào?
Căn cứ theo Điều 54 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định như sau:
Thay đổi Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên
Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau đây:
1. Thuộc một trong những trường hợp quy định tại Điều 52 của Bộ luật này.
2. Họ đã là người tiến hành tố tụng trong vụ việc đó với tư cách là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên.
3. Là người thân thích với một trong những người tiến hành tố tụng khác trong vụ việc đó.
Như vậy, Thư ký Tòa án phải từ chối tiến hành tố tụng trong trường hợp:
- Thư ký Tòa án đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự.
- Thư ký Tòa án đã tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong cùng vụ việc đó.
- Có căn cứ rõ ràng cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.
- Họ đã là người tiến hành tố tụng trong vụ việc đó với tư cách là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên.
- Là người thân thích với một trong những người tiến hành tố tụng khác trong vụ việc đó.
Ai có thẩm quyền thay đổi Thư ký Tòa án tham gia tố tụng?
Căn cứ theo Điều 56 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định như sau:
Quyết định việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án
1. Trước khi mở phiên tòa, việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án do Chánh án Tòa án quyết định. Trường hợp Thẩm phán bị thay đổi là Chánh án Tòa án thì thẩm quyền quyết định việc thay đổi như sau:
a) Thẩm phán là Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện thì do Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh quyết định;
b) Thẩm phán là Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh thì do Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao có thẩm quyền theo lãnh thổ đối với Tòa án nhân dân cấp tỉnh đó quyết định;
c) Thẩm phán là Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao thì do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định.
2. Tại phiên tòa, việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án do Hội đồng xét xử quyết định sau khi nghe ý kiến của người bị yêu cầu thay đổi. Hội đồng xét xử thảo luận tại phòng nghị án và quyết định theo đa số. Trường hợp phải thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án thì Hội đồng xét xử ra quyết định hoãn phiên tòa. Chánh án Tòa án quyết định cử Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án thay thế người bị thay đổi. Nếu người bị thay đổi là Chánh án Tòa án thì thẩm quyền quyết định được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Việc thay đổi Thẩm phán, Thư ký Tòa án khi giải quyết việc dân sự được thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 368 của Bộ luật này.
4. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày hoãn phiên tòa, phiên họp, Chánh án Tòa án phải cử người khác thay thế.
Như vậy, trước khi mở phiên tòa, việc thay đổi Thư ký Tòa án do Chánh án Tòa án quyết định.
Tại phiên tòa, việc thay đổi Thư ký Tòa án do Hội đồng xét xử quyết định sau khi nghe ý kiến của người bị yêu cầu thay đổi. Hội đồng xét xử thảo luận tại phòng nghị án và quyết định theo đa số. Trường hợp phải thay đổi Thư ký Tòa án thì Hội đồng xét xử ra quyết định hoãn phiên tòa.
Chánh án Tòa án quyết định cử Thư ký Tòa án thay thế người bị thay đổi.
Nguyễn Phạm Đài Trang
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thư ký Tòa án có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự của cơ sở kinh doanh các loại pháo sẽ do cơ quan nào cấp?
- Hàng hóa thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư chuyển sang hàng hóa không thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư có được nộp bổ sung chứng từ?
- Hợp đồng chìa khóa trao tay có phải là hợp đồng xây dựng không? Nội dung của hợp đồng chìa khóa trao tay gồm những gì?
- Trường hợp nào thì tàu bay chưa khởi hành bị đình chỉ thực hiện chuyến bay? Đình chỉ thực hiện chuyến bay như thế nào?
- Mẫu tờ trình đề nghị giải thể cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, trường chuyên biệt, giáo dục thường xuyên mới nhất?