Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán của doanh nghiệp có phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không?
- Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán của doanh nghiệp có phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không?
- Thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp từ chuyển nhượng chứng khoán được xác định thế nào?
- Trường hợp doanh nghiệp tiến hành sáp nhập mà phải thực hiện hoán đổi cổ phiếu tại thời điểm sáp nhập thì có phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không?
Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán của doanh nghiệp có phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không?
Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán của doanh nghiệp được quy định tại Điều 15 Thông tư 78/2014/TT-BTC như sau:
Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán
1. Phạm vi áp dụng:
Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán của doanh nghiệp là thu nhập có được từ việc chuyển nhượng cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ và các loại chứng khoán khác theo quy định.
Trường hợp doanh nghiệp thực hiện phát hành thêm cổ phiếu để huy động vốn thì phần chênh lệch giữa giá phát hành và mệnh giá không tính vào thu nhập chịu thuế để tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
...
Đồng thời, căn cứ khoản 1 Điều 7 Thông tư 78/2014/TT-BTC (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 5 Thông tư 96/2015/TT-BTC) quy định:
Thu nhập khác
Thu nhập khác bao gồm các khoản thu nhập sau:
1. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng chứng khoán theo hướng dẫn tại Chương IV Thông tư này.
2. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản theo hướng dẫn tại Chương V Thông tư này.
3. Thu nhập từ chuyển nhượng dự án đầu tư; chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư; chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản theo quy định của pháp luật.
4. Thu nhập từ quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản bao gồm cả tiền thu về bản quyền dưới mọi hình thức trả cho quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản; thu nhập về quyền sở hữu trí tuệ; thu nhập từ chuyển giao công nghệ theo quy định của pháp luật.
...
Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán của doanh nghiệp là thu nhập có được từ việc chuyển nhượng cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ và các loại chứng khoán khác.
Khoản thu nhập này được xếp vào khoản thu nhập khác của doanh nghiệp và phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
Lưu ý: Trường hợp doanh nghiệp thực hiện phát hành thêm cổ phiếu để huy động vốn thì phần chênh lệch giữa giá phát hành và mệnh giá này không tính vào thu nhập chịu thuế để tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán của doanh nghiệp có phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không? (Hình từ Internet)
Thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp từ chuyển nhượng chứng khoán được xác định thế nào?
Thu nhập tính thuế thuế thu nhập doanh nghiệp từ chuyển nhượng chứng khoán được quy định tại khoản 2 Điều 15 Thông tư 78/2014/TT-BTC như sau:
Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán
...
2. Căn cứ tính thuế:
Thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng chứng khoán trong kỳ được xác định bằng giá bán chứng khoán trừ (-) giá mua của chứng khoán chuyển nhượng, trừ (-) các chi phí liên quan đến việc chuyển nhượng.
- Giá bán chứng khoán được xác định như sau:
+ Đối với chứng khoán niêm yết và chứng khoán của công ty đại chúng chưa niêm yết nhưng thực hiện đăng ký giao dịch tại trung tâm giao dịch chứng khoán thì giá bán chứng khoán là giá thực tế bán chứng khoán (là giá khớp lệnh hoặc giá thỏa thuận) theo thông báo của Sở giao dịch chứng khoán, trung tâm giao dịch chứng khoán.
+ Đối với chứng khoán của các công ty không thuộc các trường hợp nêu trên thì giá bán chứng khoán là giá chuyển nhượng ghi trên hợp đồng chuyển nhượng.
- Giá mua của chứng khoán được xác định như sau:
+ Đối với chứng khoán niêm yết và chứng khoán của công ty đại chúng chưa niêm yết nhưng thực hiện đăng ký giao dịch tại trung tâm giao dịch chứng khoán thì giá mua chứng khoán là giá thực mua chứng khoán (là giá khớp lệnh hoặc giá thỏa thuận) theo thông báo của Sở giao dịch chứng khoán, trung tâm giao dịch chứng khoán.
...
Như vậy, theo quy định, thu nhập tính thuế thuế thu nhập doanh nghiệp từ chuyển nhượng chứng khoán được xác định theo công thức sau đây:
Thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng chứng khoán trong kỳ | = | giá bán chứng khoán | - | giá mua của chứng khoán chuyển nhượng | - | các chi phí liên quan đến việc chuyển nhượng |
Trường hợp doanh nghiệp tiến hành sáp nhập mà phải thực hiện hoán đổi cổ phiếu tại thời điểm sáp nhập thì có phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không?
Thuế thu nhập doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp tiến hành sáp nhập được quy định tại Điều 15 Thông tư 78/2014/TT-BTC như sau:
Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán
1. Phạm vi áp dụng:
...
Trường hợp doanh nghiệp tiến hành chia, tách, hợp nhất, sáp nhập mà thực hiện hoán đổi cổ phiếu tại thời điểm chia, tách, hợp nhất, sáp nhập nếu phát sinh thu nhập thì phần thu nhập này phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
Trường hợp doanh nghiệp có chuyển nhượng chứng khoán không nhận bằng tiền mà nhận bằng tài sản, lợi ích vật chất khác (cổ phiếu, chứng chỉ quỹ...) có phát sinh thu nhập thì phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Giá trị tài sản, cổ phiếu, chứng chỉ quỹ…được xác định theo giá bán của sản phẩm trên thị trường tại thời điểm nhận tài sản.
2. Căn cứ tính thuế:
Thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng chứng khoán trong kỳ được xác định bằng giá bán chứng khoán trừ (-) giá mua của chứng khoán chuyển nhượng, trừ (-) các chi phí liên quan đến việc chuyển nhượng.
...
Như vậy, theo quy định, trường hợp doanh nghiệp tiến hành sáp nhập mà thực hiện hoán đổi cổ phiếu tại thời điểm sáp nhập nếu phát sinh thu nhập thì phần thu nhập này phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
Nguyễn Thị Hậu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chuyển nhượng chứng khoán có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hành lý sẽ được thanh lý trong trường hợp nào? Thủ tục thanh lý hành lý được thực hiện như thế nào?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú với đảng viên là cán bộ công chức viên chức đi học tập trung 12 tháng trong năm?
- Anh em họ hàng chung sống với nhau như vợ chồng bị phạt bao nhiêu? Giải quyết hậu quả việc chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thế nào?
- Mẫu Bản kiểm điểm Đảng viên của Bí thư đảng đoàn mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Nội dung kiểm điểm của Bí thư đảng đoàn?
- Kỳ kế toán năm đầu tiên ngắn hơn 90 ngày thì có được cộng qua năm sau để tính thành một kỳ kế toán năm không?