Thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ Công Thương có được chuyển công việc thuộc nhiệm vụ, thẩm quyền của đơn vị mình sang đơn vị khác không?
- Thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ Công Thương có được chuyển công việc thuộc nhiệm vụ, thẩm quyền của đơn vị mình sang đơn vị khác không?
- Thủ trưởng đơn vị vắng mặt khỏi cơ quan bao nhiêu ngày thì phải báo cáo Bộ trưởng Bộ Công Thương?
- Thủ trưởng đơn vị có được ký thừa lệnh văn bản thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Công Thương không?
Thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ Công Thương có được chuyển công việc thuộc nhiệm vụ, thẩm quyền của đơn vị mình sang đơn vị khác không?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Quy chế làm việc của Bộ Công Thương ban hành kèm theo Quyết định 1085/QĐ-BCT năm 2023 có hiệu lực từ 08/5/2023 về trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Thủ trưởng đơn vị như sau:
Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Thủ trưởng đơn vị
....
3. Những việc phát sinh vượt quá thẩm quyền phải kịp thời báo cáo Thứ trưởng phụ trách cho ý kiến chỉ đạo để giải quyết; trường hợp báo cáo Thứ trưởng phụ trách và có ý kiến khác với ý kiến chỉ đạo của Thứ trưởng thì báo cáo Bộ trưởng xem xét. Không chuyển công việc thuộc nhiệm vụ, thẩm quyền của đơn vị mình sang đơn vị khác hoặc lên Lãnh đạo Bộ; không giải quyết công việc thuộc nhiệm vụ, thẩm quyền của đơn vị khác, trừ trường hợp theo chỉ đạo hoặc ủy quyền của Bộ trưởng và phân công của Thứ trưởng phụ trách.
...
Như vậy, Thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ Công Thương không chuyển công việc thuộc nhiệm vụ, thẩm quyền của đơn vị mình sang đơn vị khác hoặc lên Lãnh đạo Bộ.
Căn cứ khoản 2 Điều 7 Quy chế làm việc của Bộ Công Thương ban hành kèm theo Quyết định 244/QĐ-BCT năm 2017 (Đã hết hiệu lực) quy định về trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Thủ trưởng đơn vị như sau:
Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Thủ trưởng đơn vị
1. Chủ động tổ chức thực hiện công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị; chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và Thứ trưởng phụ trách và trước pháp luật về kết quả thực hiện công việc được giao; thực hiện đầy đủ chế độ thông tin, báo cáo theo quy định của pháp luật và của Bộ;
2. Những việc phát sinh vượt quá thẩm quyền phải kịp thời báo cáo Lãnh đạo Bộ phụ trách cho ý kiến chỉ đạo để giải quyết; không chuyển công việc thuộc nhiệm vụ, thẩm quyền của đơn vị mình sang đơn vị khác hoặc lên Lãnh đạo Bộ; không giải quyết công việc thuộc nhiệm vụ, thẩm quyền của đơn vị khác, trừ trường hợp phối hợp xử lý theo quy định tại khoản 3 Điều này hoặc theo chỉ đạo hoặc ủy quyền của Bộ trưởng;
3. Chủ động phối hợp với Thủ trưởng các đơn vị khác để xử lý những vấn đề có liên quan đến những công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ của đơn vị và thực hiện nhiệm vụ chung của Bộ;
...
Như vậy, theo quy định thì Thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ Công Thương không được chuyển công việc thuộc nhiệm vụ, thẩm quyền của đơn vị mình sang đơn vị khác hoặc lên Lãnh đạo Bộ.
Thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ Công Thương có được chuyển công việc thuộc nhiệm vụ, thẩm quyền của đơn vị mình sang đơn vị khác không? (Hình từ Internet)
Thủ trưởng đơn vị vắng mặt khỏi cơ quan bao nhiêu ngày thì phải báo cáo Bộ trưởng Bộ Công Thương?
Theo quy định tại khoản 9 Điều 7 Quy chế làm việc của Bộ Công Thương ban hành kèm theo Quyết định 1085/QĐ-BCT năm 2023 có hiệu lực từ 08/5/2023 về trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Thủ trưởng đơn vị như sau:
Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Thủ trưởng đơn vị
....
9. Khi đi công tác hoặc vắng mặt khỏi cơ quan dưới 02 ngày làm việc phải báo cáo Lãnh đạo Bộ phụ trách, từ 02 ngày làm việc trở lên phải báo cáo Bộ trưởng và Lãnh đạo Bộ phụ trách đơn vị và thông báo cho Chánh Văn phòng Bộ sau khi được sự đồng ý của Lãnh đạo Bộ bằng văn bản, Email và đăng tải trên cổng thông tin điện tử nội bộ .... Thủ trưởng đơn vị đi công tác nước ngoài phải được Bộ trưởng cho phép. Trong thời gian vắng mặt, Thủ trưởng đơn vị có trách nhiệm ủy quyền cho một Phó Thủ trưởng đơn vị quản lý, điều hành đơn vị. Người được ủy quyền chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng đơn vị, trước Lãnh đạo Bộ và trước pháp luật về các hoạt động của đơn vị (thuộc phạm vi ủy quyền) trong thời gian được ủy quyền.
Theo đó, Thủ trưởng đơn vị khi đi công tác hoặc vắng mặt khỏi cơ quan dưới 02 ngày làm việc phải báo cáo Lãnh đạo Bộ phụ trách.
Từ 02 ngày làm việc trở lên phải báo cáo Bộ trưởng và Lãnh đạo Bộ phụ trách đơn vị và thông báo cho Chánh Văn phòng Bộ sau khi được sự đồng ý của Lãnh đạo Bộ bằng văn bản, Email và đăng tải trên cổng thông tin điện tử nội bộ.
Thủ trưởng đơn vị đi công tác nước ngoài phải được Bộ trưởng cho phép.
Trước đấy, căn cứ khoản 6 Điều 7 Quy chế làm việc của Bộ Công Thương ban hành kèm theo Quyết định 244/QĐ-BCT năm 2017 (Đã hết hiệu lực) quy định về trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Thủ trưởng đơn vị như sau:
Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Thủ trưởng đơn vị
...
5. Xây dựng quy chế làm việc, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện quy chế làm việc trong đơn vị mình; phân công công tác trong Lãnh đạo đơn vị và công chức, viên chức, người lao động thuộc quyền quản lý;
6. Khi vắng mặt khỏi cơ quan dưới 02 ngày phải báo cáo Lãnh đạo Bộ phụ trách, từ 02 ngày làm việc trở lên phải báo cáo Bộ trưởng và Lãnh đạo Bộ phụ trách đơn vị và thông báo cho Chánh Văn phòng Bộ sau khi được sự đồng ý của Lãnh đạo Bộ.Thủ trưởng đơn vị đi công tác nước ngoài phải được Bộ trưởng cho phép. Trong thời gian vắng mặt, Thủ trưởng đơn vị có trách nhiệm ủy quyền cho một Phó Thủ trưởng đơn vị quản lý, điều hành đơn vị. Người được ủy quyền chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng đơn vị, trước Lãnh đạo Bộ và trước pháp luật về các hoạt động của đơn vị (thuộc phạm vi ủy quyền) trong thời gian được ủy quyền;
7. Điều hành đơn vị mình chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy chế của Bộ, các chủ trương, chính sách của chính quyền địa phương nơi đơn vị đóng trụ sở;
...
Như vậy, theo quy định thì Thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ Công Thương vắng mặt khỏi cơ quan từ 02 ngày làm việc trở lên phải báo cáo Bộ trưởng và Lãnh đạo Bộ phụ trách đơn vị.
Đồng thời, phải thông báo cho Chánh Văn phòng Bộ sau khi được sự đồng ý của Lãnh đạo Bộ.
Thủ trưởng đơn vị có được ký thừa lệnh văn bản thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Công Thương không?
Theo quy định tại khoản 6 Điều 7 Quy chế làm việc của Bộ Công Thương ban hành kèm theo Quyết định 1085/QĐ-BCT năm 2023 có hiệu lực từ 08/5/2023 về trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Thủ trưởng đơn vị như sau:
Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Thủ trưởng đơn vị
....
6. Thực hiện những nhiệm vụ khác do Lãnh đạo Bộ giao; được Bộ trưởng ủy quyền giải quyết hoặc ký thừa lệnh, thừa ủy quyền một số văn bản thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng và phải chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật và trước Lãnh đạo Bộ về nội dung được ủy quyền.
Thủ trưởng đơn vị được Bộ trưởng ủy quyền giải quyết hoặc ký thừa lệnh, thừa ủy quyền một số văn bản thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng
Đồng thời phải chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật và trước Lãnh đạo Bộ về nội dung được ủy quyền.
Căn cứ khoản 4 Điều 7 Quy chế làm việc của Bộ Công Thương ban hành kèm theo Quyết định 244/QĐ-BCT năm 2017 (Đã hết hiệu lực) quy định về trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Thủ trưởng đơn vị như sau:
Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Thủ trưởng đơn vị
...
3. Chủ động phối hợp với Thủ trưởng các đơn vị khác để xử lý những vấn đề có liên quan đến những công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ của đơn vị và thực hiện nhiệm vụ chung của Bộ;
4. Thực hiện những nhiệm vụ khác do Lãnh đạo Bộ giao; được Bộ trưởng ủy quyền giải quyết hoặc ký thừa lệnh một số văn bản thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng và phải chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật và trước Lãnh đạo Bộ về nội dung được ủy quyền;
5. Xây dựng quy chế làm việc, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện quy chế làm việc trong đơn vị mình; phân công công tác trong Lãnh đạo đơn vị và công chức, viên chức, người lao động thuộc quyền quản lý;
...
Như vậy, theo quy định thì Thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ Công Thương có quyền ký thừa lệnh một số văn bản thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng khi được Bộ trưởng ủy quyền và phải chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật và trước Lãnh đạo Bộ về nội dung được ủy quyền.
Nguyễn Thị Hậu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bộ Công Thương có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu cho phép đối với các loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc theo Thông tư 38/2024 thế nào?
- Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai có tư cách pháp nhân không? Nguồn thu hoạt động sự nghiệp của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai?
- Có được phép chuyển đổi công năng nhà ở từ nhà ở phục vụ tái định cư sang nhà ở xã hội hay không?
- Việc bán lâm sản khai thác tận dụng đối với rừng trồng có giá trị lâm sản có phải hình thức thanh lý rừng trồng không?
- Sơ cấp lý luận chính trị là gì? Tốt nghiệp trung học cơ sở có được học sơ cấp lý luận chính trị không?