Thứ tự ưu tiên khi thi hành án là gì? Nhận thế chấp của người khác, khi thi hành án có được ưu tiên thanh toán trước không?
Thứ tự ưu tiên khi thi hành án là gì?
Về thứ tự thanh toán tiền thi hành án, căn căn cứ theo khoản 3 Điều 47 Luật Thi hành án dân sự 2008, được sửa đổi bởi khoản 20 Điều 1 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014 quy định:
Thứ tự thanh toán tiền thi hành án
...
3. Trường hợp xử lý tài sản cầm cố, thế chấp mà bên nhận cầm cố, thế chấp là bên được thi hành án hoặc trường hợp bán tài sản mà bản án, quyết định tuyên kê biên để bảo đảm thi hành một nghĩa vụ cụ thể thì số tiền thu được từ việc bán tài sản cầm cố, thế chấp, bị kê biên được ưu tiên thanh toán cho bên nhận cầm cố, thế chấp hoặc bên có nghĩa vụ được bảo đảm sau khi trừ án phí của bản án, quyết định đó, chi phí cưỡng chế và khoản tiền quy định tại khoản 5 Điều 115 của Luật này.
Trường hợp xử lý tài sản cầm cố, thế chấp mà bên nhận cầm cố, thế chấp không phải là người được thi hành án thì người nhận cầm cố, thế chấp được ưu tiên thanh toán trước khi thanh toán các khoản theo quy định tại Điều này.
…
Thứ tự ưu tiên khi thi hành án là gì?
Kê biên, xử lý tài sản đang cầm cố, thế chấp được quy định như thế nào?
Kê biên, xử lý tài sản đang cầm cố, thế chấp được quy định tại Điều 90 Luật Thi hành án dân sự 2008 như sau:
- Trường hợp người phải thi hành án không còn tài sản nào khác hoặc có tài sản nhưng không đủ để thi hành án, Chấp hành viên có quyền kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án đang cầm cố, thế chấp nếu giá trị của tài sản đó lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm và chi phí cưỡng chế thi hành án.
- Khi kê biên tài sản đang cầm cố, thế chấp, Chấp hành viên phải thông báo ngay cho người nhận cầm cố, nhận thế chấp; khi xử lý tài sản kê biên, người nhận cầm cố, nhận thế chấp được ưu tiên thanh toán theo quy định tại khoản 3 Điều 47 của Luật này.
Nhận thế chấp của người khác, khi thi hành án có được ưu tiên thanh toán trước không?
Và căn cứ thêm Điều 4 Thông tư liên tịch 11/2016/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC quy định về kê biên, xử lý tài sản để đảm bảo thi hành án:
- Trường hợp người được thi hành án đề nghị áp dụng một trong các biện pháp cưỡng chế theo quy định tại Chương IV Luật Thi hành án dân sự thì trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu, Chấp hành viên phải tiến hành xác minh.
- Trường hợp tài sản cầm cố, thế chấp đủ điều kiện để kê biên, xử lý theo quy định tại Điều 90 Luật Thi hành án dân sự mà người nhận cầm cố, thế chấp đang tiến hành xử lý để thu hồi nợ vay theo quy định của pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm thì Chấp hành viên không thực hiện việc kê biên, xử lý đối với tài sản đó nhưng phải có văn bản yêu cầu người xử lý tài sản cầm cố, thế chấp thông báo ngay kết quả xử lý tài sản cho cơ quan thi hành án dân sự, giữ lại số tiền còn lại (nếu có) để cơ quan thi hành án dân sự giải quyết theo quy định của pháp luật.
- Trường hợp kê biên, xử lý tài sản để đảm bảo thi hành án theo quy định tại Điều 90 Luật Thi hành án dân sự mà giá của tài sản sau khi giảm giá không lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm và chi phí cưỡng chế thi hành án thì người có thẩm quyền ra quyết định về thi hành án có trách nhiệm ra ngay quyết định thu hồi quyết định cưỡng chế, kê biên, xử lý tài sản theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 37 Luật Thi hành án dân sự. Đồng thời, có văn bản yêu cầu người nhận cầm cố, nhận thế chấp thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này.
- Đối với tiền, tài sản mà bản án, quyết định của Tòa án tuyên tạm giữ để bảo đảm thi hành án nhưng hết thời hiệu yêu cầu thi hành án mà người được thi hành án không yêu cầu thi hành án và người phải thi hành án đã thi hành xong khoản thu cho ngân sách nhà nước thì tiền, tài sản đó được trả lại cho người phải thi hành án. Thủ tục trả lại tiền, tài sản trong trường hợp này được thực hiện theo quy định tại Điều 126, Điều 129 Luật Thi hành án dân sự và quy định pháp luật khác có liên quan.
- Trường hợp Chấp hành viên đã ra quyết định trả lại tài sản, giấy tờ cho người có quyền sở hữu, sử dụng hoặc người bị tạm giữ tài sản, giấy tờ theo quy định tại khoản 5 Điều 68 Luật Thi hành án dân sự mà người đó không nhận thì Chấp hành viên thực hiện việc xử lý đối với tài sản đó theo quy định tại khoản 4 Điều 18 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự.
Như vậy, theo quy định trên, vì anh có một hợp đồng thế chấp hợp pháp không liên quan đến các con nợ khác thì anh theo quy định anh luôn được ưu tiên thanh toán khoản vay trước tiên, và:
+ Trường hợp 1: tại thời điểm thi hành án mà Tài sản thế chấp có giá trị thực tế là 22 tỷ đồng, cao hơn giá trị thế chấp thì cơ quan thi hành án có quyền kê biên tài sản này nhưng anh là người nhận thế chấp nên sẽ được ưu tiên thanh toán trước tiên theo đúng quy định Điều 90 Luật thi hành án dân sự 2008.
+ Trường hợp 2: tại thời điểm thi hành án cũng chính là thời điểm anh đang xử lý tài sản để thu hồi khoản nợ 18 tỷ đồng thì anh sẽ thông báo kết quả xử lý tài sản cho cơ quan thi hành án được biết. Nếu không thông báo hoặc chậm thông báo mà gây thiệt hại cho người được thi hành án thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật (căn cứ tại khoản 3 Điều 24 Nghị định 62/2015/NĐ-CP)
Phạm Lan Anh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thế chấp có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có được phép chuyển đổi công năng nhà ở từ nhà ở phục vụ tái định cư sang nhà ở xã hội hay không?
- Việc bán lâm sản khai thác tận dụng đối với rừng trồng có giá trị lâm sản có phải hình thức thanh lý rừng trồng không?
- Sơ cấp lý luận chính trị là gì? Tốt nghiệp trung học cơ sở có được học sơ cấp lý luận chính trị không?
- Đảng bộ, chi bộ cơ sở cơ quan là hạt nhân chính trị ở cơ sở đúng không? Nhiệm vụ lãnh đạo công tác chính trị tư tưởng?
- Trung cấp lý luận chính trị là gì? Đối tượng nào được đào tạo Trung cấp lý luận chính trị theo quy định?