Thủ tục cấp lại Thẻ thanh tra từ ngày 16/7/2024 theo Quyết định 388/QĐ-TTCP 2024 như thế nào?
Thủ tục cấp lại Thẻ thanh tra từ ngày 16/7/2024 theo Quyết định 388/QĐ-TTCP 2024 như thế nào?
Căn cứ Mục 2 Phần II Quyết định 388/QĐ-TTCP năm 2024 hướng dẫn thủ tục cấp lại Thẻ thanh tra như sau:
(1) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Thanh tra viên có đơn xin cấp lại Thẻ thanh tra, trong đó báo cáo, giải trình rõ lý do mất, hỏng Thẻ thanh tra và đề nghị cấp lại Thẻ thanh tra.
- Bước 2:
+ Chánh Thanh tra sở, Chánh Thanh tra quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương xem xét, xác nhận lý do mất, hỏng Thẻ thanh tra và đề xuất với Chánh Thanh tra tỉnh việc cấp lại Thẻ thanh tra. Chánh Thanh tra Công an tỉnh, Chánh Thanh tra các cơ quan thanh tra thuộc Bộ Quốc phòng xem xét, xác nhận lý do mất, hỏng Thẻ thanh tra và đề xuất với Chánh Thanh tra Bộ Công an, Chánh thanh tra Bộ Quốc phòng việc cấp lại Thẻ thanh tra. Chánh Thanh tra Tổng cục, Cục thuộc Bộ xem xét, xác nhận lý do mất, hỏng Thẻ thanh tra và đề xuất với Chánh Thanh tra Bộ việc cấp lại Thẻ thanh tra.
+ Thủ trưởng vụ, cục, đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ trực tiếp quản lý Thanh tra viên xem xét, xác nhận lý do mất, hỏng Thẻ thanh tra và có văn bản đề nghị cấp lại Thẻ thanh tra gửi Vụ Tổ chức cán bộ.
- Bước 3:
+ Chánh Thanh tra Bộ, cơ quan ngang Bộ, Chánh Thanh tra tỉnh, Chánh Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Chánh Thanh tra Cơ yếu xem xét, tổng hợp danh sách, gửi văn bản đề nghị Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam xem xét, ra quyết định cấp lại Thẻ thanh tra.
+ Vụ Tổ chức cán bộ thuộc Thanh tra Chính phủ xem xét, tổng hợp danh sách, gửi văn bản trình Tổng Thanh tra Chính phủ xem xét, ra quyết định cấp lại Thẻ thanh tra đối với Thanh tra viên thuộc Thanh tra Chính phủ.
- Bước 4: Căn cứ hồ sơ và văn bản đề nghị, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Tổng Thanh tra Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam xem xét, ra quyết định cấp lại Thẻ thanh tra.
(2) Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính.
(3) Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền xem xét việc cấp Thẻ thanh tra theo quy định.
Thủ tục cấp lại Thẻ thanh tra từ ngày 16/7/2024 theo Quyết định 388/QĐ-TTCP 2024 như thế nào? (Hình ảnh Internet)
Yêu cầu, điều kiện để được cấp lại thẻ thanh tra là gì?
Căn cứ Mục 2 Phần II Quyết định 388/QĐ-TTCP năm 2024 quy định yêu cầu, điều kiện cấp lại Thẻ thanh tra gồm:
- Thanh tra viên được xem xét, cấp lại Thẻ thanh tra đã bị mất hoặc bị hỏng do nguyên nhân khách quan.
- Chưa xem xét cấp thẻ đối với người trong thời gian tạm giam, thi hành kỷ luật hoặc có thông báo về việc xem xét kỷ luật liên quan đến tham nhũng, tiêu cực, đạo đức công vụ của cơ quan có thẩm quyền.
Đối với người không còn đủ thời gian công tác 05 năm thì chỉ cấp Thẻ thanh tra có thời hạn sử dụng đến thời điểm nghỉ hưu.
Thẻ thanh tra được quản lý như thế nào? Trách nhiệm quản lý Thẻ thanh tra của các cơ quan ra sao?
Căn cứ Điều 12 Thông tư 05/2024/TT-TTCP quy định quản lý Thẻ thanh tra như sau:
Quản lý Thẻ thanh tra
1. Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm quản lý Thẻ thanh tra của Thanh tra viên thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của mình. Chánh Thanh tra Bộ, Chánh Thanh tra tỉnh, Chánh thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Chánh thanh tra Cơ yếu, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ thuộc Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm sau đây:
a) Xem xét, tổng hợp danh sách, gửi văn bản đề nghị Bộ trưởng, Tổng Thanh tra Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam cấp mới, cấp lại, cấp đổi Thẻ thanh tra, thu hồi Thẻ thanh tra đối với Thanh tra viên thuộc bộ, ngành mình;
b) Phát Thẻ thanh tra, thu hồi Thẻ thanh tra và mở sổ theo dõi việc cấp mới, cấp lại, cấp đổi Thẻ thanh tra;
c) Theo dõi, kiểm tra việc sử dụng Thẻ thanh tra đối với Thanh tra viên thuộc quyền quản lý của bộ, ngành, địa phương mình. Khi phát hiện Thanh tra viên sử dụng Thẻ thanh tra sai mục đích thì kiến nghị người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Thanh tra viên có trách nhiệm bảo quản Thẻ thanh tra. Trường hợp Thẻ thanh tra bị mất hoặc bị hỏng thì Thanh tra viên có trách nhiệm báo cáo Thủ trưởng cơ quan thanh tra quản lý trực tiếp và có đơn xin cấp lại Thẻ thanh tra theo quy định tại Điều 9 của Thông tư này.
Như vậy, Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm quản lý Thẻ thanh tra của Thanh tra viên thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của mình.
Ngoài ra, Chánh Thanh tra Bộ, Chánh Thanh tra tỉnh, Chánh thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Chánh thanh tra Cơ yếu, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ thuộc Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm sau đây:
- Xem xét, tổng hợp danh sách, gửi văn bản đề nghị Bộ trưởng, Tổng Thanh tra Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam cấp mới, cấp lại, cấp đổi Thẻ thanh tra, thu hồi Thẻ thanh tra đối với Thanh tra viên thuộc bộ, ngành mình;
- Phát Thẻ thanh tra, thu hồi Thẻ thanh tra và mở sổ theo dõi việc cấp mới, cấp lại, cấp đổi Thẻ thanh tra;
- Theo dõi, kiểm tra việc sử dụng Thẻ thanh tra đối với Thanh tra viên thuộc quyền quản lý của bộ, ngành, địa phương mình. Khi phát hiện Thanh tra viên sử dụng Thẻ thanh tra sai mục đích thì kiến nghị người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
Thanh tra viên có trách nhiệm tự bảo quản Thẻ thanh tra của mình. Trường hợp Thẻ thanh tra bị mất hoặc bị hỏng thì Thanh tra viên có trách nhiệm báo cáo Thủ trưởng cơ quan thanh tra quản lý trực tiếp và có đơn xin cấp lại Thẻ thanh tra.
Nguyễn Đỗ Bảo Trung
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thẻ Thanh tra có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản kiểm tra hiện trường xác định nguyên nhân, thiệt hại rừng trồng là mẫu nào? Tải về mẫu biên bản?
- Mẫu báo cáo kết quả thẩm định thanh lý rừng trồng là mẫu nào? Tải về mẫu báo cáo kết quả thẩm định thanh lý rừng trồng?
- Ngành quản lý tòa nhà trình độ cao đẳng là ngành gì? Ngành quản lý tòa nhà hệ cao đẳng có nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp không?
- Nhà thầu phải gửi đơn kiến nghị kết quả lựa chọn nhà thầu thông qua bộ phận thường trực đến người có thẩm quyền trong thời hạn bao lâu?
- Quy trình xử lý văn bản hồ sơ công việc trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được thiết kế như thế nào?