Thủ tục hủy bỏ Quyết định cấm tiếp xúc theo đơn đề nghị mới nhất được thực hiện như thế nào? Hồ sơ thực hiện ra sao?
Thủ tục hủy bỏ Quyết định cấm tiếp xúc theo đơn đề nghị mới nhất được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 2 Mục 2 Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 3657/QÐ-BVHTTDL năm 2023 có nêu rõ thủ tục hủy bỏ Quyết định cấm tiếp xúc theo đơn đề nghị mới nhất được thực hiện như sau:
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị ra quyết định cấm tiếp xúc hoặc người bị bạo lực gia đình, người giám hộ, người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình không đồng ý với quyết định cấm tiếp xúc gửi đơn đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã (Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với địa phương không tổ chức chính quyền cấp xã) đã ra quyết định cấm tiếp xúc để đề nghị hủy bỏ quyết định này theo Mẫu số 10 của phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 76/2023/NĐ-CP
- Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận được đề nghị hủy bỏ quyết định cấm tiếp xúc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã (Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với địa phương không tổ chức chính quyền cấp xã) sẽ quyết định hủy bỏ hay không hủy bỏ quyết định cấm tiếp xúc.
Trường hợp không ra quyết định thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Công chức Văn hóa - Xã hội hoặc Trưởng cơ quan chuyên môn về văn hóa, thể thao và du lịch cấp huyện đối với địa phương không tổ chức chính quyền cấp xã sẽ tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân ban hành Quyết định hủy bỏ quyết định cấm tiếp xúc theo mẫu số 11 của phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 76/2023/NĐ-CP
Cách thức thực hiện:
Người bị bạo lực gia đình, người giám hộ, người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình; cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền gửi đề nghị hủy bỏ quyết định cấm tiếp xúc tới Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã (Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với địa phương không tổ chức chính quyền cấp xã) thông qua hình thức trực tiếp, bưu chính hoặc điện tử (Cổng dịch vụ công Quốc gia).
Thủ tục hủy bỏ Quyết định cấm tiếp xúc theo đơn đề nghị mới nhất được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ thực hiện hủy bỏ Quyết định cấm tiếp xúc theo đơn đề nghị bao gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 2 Mục 2 Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 3657/QÐ-BVHTTDL năm 2023 có nêu rõ hồ sơ thực hiện hủy bỏ Quyết định cấm tiếp xúc theo đơn đề nghị bao gồm:
- Đơn đề nghị hủy bỏ quyết định cấm tiếp xúc.
Số lương thực hiện hủy bỏ Quyết định cấm tiếp xúc theo đơn đề nghị: 01 bộ
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định hủy bỏ quyết định cấm tiếp xúc trong thời hạn bao lâu kể từ khi đơn hợp lệ?
Căn cứ theo quy định tại Điều 20 Nghị định 76/2023/NĐ-CP có quy định như sau:
Hủy bỏ quyết định cấm tiếp xúc
1. Việc hủy bỏ quyết định cấm tiếp xúc theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 4 Điều 25 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình thực hiện theo trình tự, thủ tục như sau:
a) Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền quy định tại điểm a khoản 1, điểm a và điểm b khoản 4 Điều 25 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình gửi đơn đề nghị đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đã ra quyết định cấm tiếp xúc để đề nghị hủy bỏ quyết định cấm tiếp xúc theo Mẫu số 10 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Đơn đề nghị được gửi theo hình thức quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định này;
b) Trong thời gian 12 giờ kể từ khi tiếp nhận đơn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định hủy bỏ quyết định cấm tiếp xúc theo Mẫu số 11 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp không hủy bỏ thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hủy bỏ quyết định cấm tiếp xúc theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 25 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Khi người bị bạo lực gia đình bị chết;
b) Khi người có hành vi bạo lực gia đình bị chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự;
c) Khi có căn cứ xác định quyết định cấm tiếp xúc không đúng.
3. Quyết định hủy bỏ quyết định cấm tiếp xúc có hiệu lực ngay sau khi ký ban hành và được gửi cho người có hành vi bạo lực gia đình, người bị bạo lực gia đình, Trưởng Công an xã, phường, thị trấn, Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố nơi cư trú của người bị bạo lực gia đình, người được phân công giám sát việc thực hiện quyết định cấm tiếp xúc và cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đề nghị hủy bỏ quyết định cấm tiếp xúc.
Theo đó, chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định hủy bỏ quyết định cấm tiếp xúc trong thời hạn 12 giờ kể từ khi tiếp nhận đơn đề nghị về việc hủy bỏ Quyết định cấm tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình.
Nghị định 76/2023/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ ngày 25/12/2023
Nguyễn Hạnh Phương Trâm
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Phòng chống bạo lực gia đình có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?