Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền phê duyệt các khoản viện trợ có nội dung liên quan đến an ninh hay không?
Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền phê duyệt các khoản viện trợ có nội dung liên quan đến an ninh hay không?
Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền phê duyệt các khoản viện trợ có nội dung liên quan đến an ninh hay không, căn cứ theo khoản 1 Điều 7 Nghị định 80/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền phê duyệt
1. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt:
a) Các khoản viện trợ có nội dung liên quan đến an ninh, quốc phòng, tôn giáo và các khoản viện trợ có mục tiêu trực tiếp hỗ trợ xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật;
b) Hàng hóa nhập khẩu thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của pháp luật có liên quan;
c) Các trường hợp khác không quy định tại các khoản 2,3,4 Điều này.
2. Người đứng đầu cơ quan chủ quản phê duyệt:
a) Các khoản viện trợ không quy định tại khoản 1 Điều này và các khoản viện trợ khắc phục hậu quả được viện trợ trực tiếp cho một bộ, ngành, địa phương không phụ thuộc vào quy mô khoản viện trợ.
b) Các khoản viện trợ mà bên tiếp nhận là các tổ chức do cơ quan chủ quản ra quyết định cho phép thành lập hoặc phê duyệt điều lệ hoặc cấp Giấy đăng ký hoạt động, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của bên tiếp nhận viện trợ, trừ các tổ chức do Bộ Nội vụ ra quyết định thành lập.
3. Bộ trưởng Bộ Nội vụ phê duyệt các khoản viện trợ của các hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện do Bộ Nội vụ quyết định cho phép thành lập và phê duyệt điều lệ.
4. Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phê duyệt các khoản cứu trợ nhân đạo không có địa chỉ cụ thể (Bên cung cấp viện trợ không ấn định cứu trợ cho một địa phương cụ thể).
5. Người đúng đầu các tổ chức hội hoặc Liên hiệp hội được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt khoản viện trợ cho cơ quan thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định của pháp luật.
Theo đó thì thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt như sau:
+ Các khoản viện trợ có nội dung liên quan đến an ninh, quốc phòng, tôn giáo và các khoản viện trợ có mục tiêu trực tiếp hỗ trợ xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật;
+ Hàng hóa nhập khẩu thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của pháp luật có liên quan;
+ Các trường hợp khác không quy định tại các khoản 2,3,4 Điều này.
Như vậy thì Thủ tướng Chính phủ sẽ có thẩm quyền phê duyệt các khoản viện trợ có nội dung liên quan đến an ninh, quốc phòng, tôn giao và các khoản viện trợ khác.
Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền phê duyệt các khoản viện trợ có nội dung liên quan đến an ninh hay không? (Hình từ Internet)
Hồ sơ khoản viện trợ phi dự án gồm những giấy tờ như thế nào?
Hồ sơ khoản viện trợ phi dự án gồm những giấy tờ như thế nào, căn cứ theo khoản 2 Điều 8 Nghị định 80/2020/NĐ-CP quy định về hồ sơ khoản viện trợ được lập thành 6 bộ, các tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải có bản dịch tiếng Việt đã được công chứng kèm theo.
- Hồ sơ phi dự án gồm các tài liệu sau:
+ Văn bản đề nghị phê duyệt phi dự án;
+ Văn bản nhất trí cung cấp viện trợ của Bên cung cấp viện trợ;
+ Văn kiện khoản viện trợ phi dự án do chủ khoản viện trợ phối hợp với bên cung cấp viện trợ xây dựng, bao gồm các nội dung chủ yếu: Mục đích, nội dung, danh mục hàng hóa (đối với khoản viện trợ bằng hàng hóa, hiện vật), kết quả dự kiến của khoản viện trợ; thời gian thực hiện; trị giá của khoản viện trợ phi dự án; phương thức tổ chức thực hiện và cơ chế phối hợp trong quá trình thực hiện; nghĩa vụ báo cáo kết quả sau khi tiếp nhận, sử dụng viện trợ;
+ Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân (không áp dụng với trường hợp Bên cung cấp viện trợ là các cơ quan đại diện ngoại giao, các cơ quan thuộc chính phủ, chính quyền địa phương).
++ Đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài đã đăng ký tại Việt Nam: Bản sao Giấy đăng ký do cơ quan nhà nước Việt Nam có thẩm quyền cấp;
++ Đối với cá nhân cung cấp viện trợ: Bản sao có chứng thực hộ chiếu còn hiệu lực;
++ Đối với các bên cung cấp viện trợ khác: Bản sao có chứng thực giấy tờ hợp lệ chứng minh địa vị pháp lý của tổ chức.
+ Đối với các khoản viện trợ phi dự án thực hiện theo hình thức cung cấp chuyên gia, hồ sơ khoản viện trợ bao gồm: các tài liệu nêu tại các điểm a, b,c, d khoản này;
+ Sơ lược lý lịch chuyên gia có cam kết chịu trách nhiệm đối với thông tin cung cấp của chuyên gia; chương trình hoạt động; giấy phép lao động và các giấy tờ pháp lý về hoạt động chuyên môn của chuyên gia theo quy định của pháp luật có liên quan.
Quyết định phê duyệt khoản viện trợ bao gồm những nội dung như thế nào?
Quyết định phê duyệt khoản viện trợ bao gồm những nội dung như thế nào, căn cứ theo khoản 1 Điều 11 Nghị định 80/2020/NĐ-CP quyết định phê duyệt gồm những nội dung chính sau:
+ Tên chương trình, dự án, phi dự án;
+ Tên cơ quan chủ quản, chủ khoản viện trợ; Bên cung cấp viện trợ, đồng cung cấp viện trợ nước ngoài;
+ Mục tiêu và kết quả chủ yếu của khoản viện trợ; đối với khoản viện trợ phi dự án bằng hàng hóa, hiện vật kèm theo Danh mục hàng hóa, hiện vật.
+ Thời gian và địa điểm thực hiện;
+ Tổng vốn của chương trình, dự án hoặc khoản viện trợ phi dự án (vốn viện trợ không hoàn lại, vốn đối ứng); vốn viện trợ không hoàn lại do Bên tiếp nhận viện trợ quản lý, thực hiện, vốn viện trợ không hoàn lại do Bên tài trợ quản lý, thực hiện;
+ Cơ chế tài chính áp dụng đối với khoản viện trợ: thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước; không thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước.
+ Phương thức quản lý thực hiện.
Trịnh Kim Quốc Dũng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thủ tướng Chính phủ có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Danh mục, nội dung gói dịch vụ y tế cơ bản do trạm y tế xã thực hiện do Bộ Y tế ban hành mới nhất?
- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo của Bộ Tư pháp có 02 năm liên tiếp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ có bị cho thôi việc?
- Từ ngày 1/1/2025, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện hoạt động theo nguyên tắc nào?
- Người làm chứng trong tố tụng dân sự là ai? Người làm chứng được từ chối khai báo lời khai không?
- Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư dự án cải tạo nhà chung cư phải được công bố công khai ở đâu?