Thư viện công cộng cấp tỉnh có tư cách pháp nhân và con dấu riêng hay không? Thư viện công cộng cấp tỉnh có những quyền hạn gì?
Thư viện công cộng cấp tỉnh có tư cách pháp nhân và con dấu riêng hay không?
Thư viện công cộng cấp tỉnh (Hình từ Internet)
Theo Điều 2 Thông tư 09/2021/TT-BVHTTDL quy định như sau:
Chức năng
Thư viện cấp tỉnh là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Sở Văn hóa và Thể thao (sau đây gọi là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch), có chức năng xây dựng, xử lý, lưu giữ, bảo quản, kết nối và tổ chức khai thác, sử dụng tài nguyên thông tin phù hợp với đặc điểm, yêu cầu xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Thư viện cấp tỉnh có tư cách pháp nhân, có con dấu và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng theo quy định của pháp luật.
Căn cứ trên quy định thư viện công cộng cấp tỉnh là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch.
- Thư viện công cộng cấp tỉnh có chức năng xây dựng, xử lý, lưu giữ, bảo quản, kết nối và tổ chức khai thác, sử dụng tài nguyên thông tin phù hợp với đặc điểm, yêu cầu xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Thư viện công cộng cấp tỉnh có tư cách pháp nhân, có con dấu và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng theo quy định của pháp luật.
Thư viện công cộng cấp tỉnh có những quyền hạn gì?
Theo Điều 38 Luật Thư viện 2019 quy định thư viện công cộng cấp tỉnh có những quyền hạn như sau:
- Xác định nội dung và hình thức hoạt động phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của thư viện.
- Trao đổi tài nguyên thông tin, tham gia hệ thống thông tin thư viện trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật.
- Từ chối yêu cầu sử dụng tài nguyên thông tin trái với quy định của pháp luật, quy chế, nội quy thư viện.
- Thu phí, giá từ việc cung cấp dịch vụ thư viện theo quy định của pháp luật.
- Nghiên cứu, ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến, thiết lập cơ sở hạ tầng kỹ thuật đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa thư viện.
- Vận động và tiếp nhận tài trợ, viện trợ, tặng cho, đóng góp cho thư viện theo quy định của pháp luật.
- Mở rộng phục vụ đối tượng người sử dụng thư viện phù hợp với quy định của pháp luật và quy chế thư viện.
- Hợp tác quốc tế về thư viện.
- Xác định hình thức và giá trị bồi thường thiệt hại do người sử dụng thư viện gây ra theo quy định của pháp luật và nội quy thư viện.
Các tổ chức chuyên môn nghiệp vụ trực thuộc thư viện công cộng cấp tỉnh thực hiện hoạt động theo bao nhiêu nhóm nhiệm vụ?
Theo khoản 2 Điều 4 Thông tư 09/2021/TT-BVHTTDL quy định như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Lãnh đạo thư viện cấp tỉnh có Giám đốc và các Phó Giám đốc theo quy định.
2. Các tổ chức chuyên môn, nghiệp vụ trực thuộc thư viện cấp tỉnh:
Thư viện cấp tỉnh có các tổ chức chuyên môn, nghiệp vụ để triển khai thực hiện hoạt động theo nhóm nhiệm vụ sau:
a) Nhóm nhiệm vụ kỹ thuật - nghiệp vụ: thực hiện các công việc về xây dựng, xử lý, tổ chức, bảo quản tài nguyên thông tin; hướng dẫn, tư vấn, hỗ trợ phát triển mạng lưới thư viện;
b) Nhóm nhiệm vụ công nghệ - truyền thông: thực hiện các công việc liên quan đến ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số; quản trị cơ sở dữ liệu, hạ tầng công nghệ thông tin, liên thông, liên kết chia sẻ tài nguyên thông tin với các thư viện khác; thực hiện công tác truyền thông, vận động, xã hội hóa, thu hút các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng thư viện và phát triển văn hóa đọc;
c) Nhóm nhiệm vụ phục vụ người sử dụng: thực hiện các công việc cung ứng tài nguyên thông tin theo hình thức phục vụ, nhóm đối tượng chuyên biệt hoặc loại hình tài nguyên thông tin; phát triển sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện; thực hiện đánh giá nhu cầu sử dụng thông tin của người sử dụng;
d) Nhóm nhiệm vụ hành chính - quản trị: thực hiện các công việc thống kê, tổng hợp, cấp thẻ sử dụng thư viện, đánh giá hoạt động thư viện, hợp tác quốc tế về thư viện; các hoạt động nghiệp vụ hành chính, văn thư, lưu trữ, tổ chức cán bộ, kế toán và các hoạt động quản trị nội bộ khác.
Việc xây dựng cơ cấu tổ chức của thư viện cấp tỉnh phải bảo đảm tính đầy đủ về nội dung các nhóm nhiệm vụ quy định tại khoản này và đáp ứng các tiêu chí thành lập phòng thuộc đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, số lượng người làm việc và tính chất, đặc điểm, điều kiện thực tế, Giám đốc thư viện cấp tỉnh trình cấp có thẩm quyền quy định cụ thể cơ cấu tổ chức của thư viện theo quy định của pháp luật.
Căn cứ quy định trên thì các tổ chức chuyên môn nghiệp vụ trực thuộc thư viện công cộng cấp tỉnh thực hiện hoạt động theo 04 nhóm nhiệm vụ sau:
- Nhóm nhiệm vụ kỹ thuật - nghiệp vụ: thực hiện các công việc về xây dựng, xử lý, tổ chức, bảo quản tài nguyên thông tin; hướng dẫn, tư vấn, hỗ trợ phát triển mạng lưới thư viện;
- Nhóm nhiệm vụ công nghệ - truyền thông: thực hiện các công việc liên quan đến ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số; quản trị cơ sở dữ liệu, hạ tầng công nghệ thông tin, liên thông, liên kết chia sẻ tài nguyên thông tin với các thư viện khác; thực hiện công tác truyền thông, vận động, xã hội hóa, thu hút các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng thư viện và phát triển văn hóa đọc;
- Nhóm nhiệm vụ phục vụ người sử dụng: thực hiện các công việc cung ứng tài nguyên thông tin theo hình thức phục vụ, nhóm đối tượng chuyên biệt hoặc loại hình tài nguyên thông tin; phát triển sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện; thực hiện đánh giá nhu cầu sử dụng thông tin của người sử dụng;
- Nhóm nhiệm vụ hành chính - quản trị: thực hiện các công việc thống kê, tổng hợp, cấp thẻ sử dụng thư viện, đánh giá hoạt động thư viện, hợp tác quốc tế về thư viện; các hoạt động nghiệp vụ hành chính, văn thư, lưu trữ, tổ chức cán bộ, kế toán và các hoạt động quản trị nội bộ khác.
Huỳnh Lê Bình Nhi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thư viện công cộng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Danh mục, nội dung gói dịch vụ y tế cơ bản do trạm y tế xã thực hiện do Bộ Y tế ban hành mới nhất?
- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo của Bộ Tư pháp có 02 năm liên tiếp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ có bị cho thôi việc?
- Từ ngày 1/1/2025, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện hoạt động theo nguyên tắc nào?
- Người làm chứng trong tố tụng dân sự là ai? Người làm chứng được từ chối khai báo lời khai không?
- Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư dự án cải tạo nhà chung cư phải được công bố công khai ở đâu?