Thư viện trường đại học có chức năng là gì? Thư viện trường đại học có những nhiệm vụ như thế nào?
Thư viện trường đại học có chức năng là gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Quy chế mẫu về tổ chức và hoạt động của thư viện trường đại học ban hành kèm theo Quyết định 13/2008/QĐ-BVHTTDL năm 2008, có quy định về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của thư viện như sau:
Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của thư viện
1. Thư viện trường đại học có chức năng phục vụ hoạt động giảng dạy, học tập, đào tạo, nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ và quản lý của nhà trường thông qua việc sử dụng, khai thác các loại tài liệu có trong thư viện (tài liệu chép tay, in, sao chụp, khắc trên mọi chất liệu, tài liệu điện tử, mạng Internet…).
…
Như vậy, theo quy định trên thì thư viện trường đại học có chức năng phục vụ hoạt động giảng dạy, học tập, đào tạo, nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ và quản lý của nhà trường thông qua việc sử dụng, khai thác các loại tài liệu có trong thư viện.
Thư viện trường đại học (Hình từ Internet)
Thư viện trường đại học có những nhiệm vụ như thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 3 Quy chế mẫu về tổ chức và hoạt động của thư viện trường đại học ban hành kèm theo Quyết định 13/2008/QĐ-BVHTTDL năm 2008, có quy định về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của thư viện như sau
Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của thư viện
…
2. Thư viện trường đại học có những nhiệm vụ sau đây:
a) Tham mưu giúp giám đốc, hiệu trưởng trường đại học (sau đây gọi chung là hiệu trưởng) xây dựng quy hoạch, kế hoạch hoạt động dài hạn và ngắn hạn của thư viện; tổ chức điều phối toàn bộ hệ thống thông tin, tư liệu, thư viện trong nhà trường;
b) Bổ sung, phát triển nguồn lực thông tin trong nước và nước ngoài đáp ứng nhu cầu giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của nhà trường; thu nhận các tài liệu do nhà trường xuất bản, các công trình nghiên cứu khoa học đã được nghiệm thu, tài liệu hội thảo, khóa luận, luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ của cán bộ, giảng viên, sinh viên, học viên, chương trình đào tạo, giáo trình, tập bài giảng và các dạng tài liệu khác của nhà trường, các ấn phẩm tài trợ, biếu tặng, tài liệu trao đổi giữa các thư viện;
c) Tổ chức xử lý, sắp xếp, lưu trữ, bảo quản, quản lý tài liệu; xây dựng hệ thống tra cứu thích hợp; thiết lập mạng lưới truy nhập và tìm kiếm thông tin tự động hóa; xây dựng các cơ sở dữ liệu; biên soạn, xuất bản các ấn phẩm thông tin theo quy định của pháp luật;
d) Tổ chức phục vụ, hướng dẫn cho bạn đọc khai thác, tìm kiếm, sử dụng hiệu quả nguồn tài liệu và các sản phẩm dịch vụ thông tin - thư viện thông qua các hình thức phục vụ của thư viện phù hợp với quy định của pháp luật;
đ) Nghiên cứu, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến và công nghệ thông tin vào công tác thư viện;
e) Xây dựng quy hoạch, kế hoạch, tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học cho cán bộ thư viện để phát triển nguồn nhân lực có chất lượng nhằm nâng cao hiệu quả công tác;
g) Tổ chức, quản lý cán bộ, tài sản theo sự phân cấp của hiệu trưởng; bảo quản, kiểm kê định kỳ vốn tài liệu, cơ sở vật chất kỹ thuật và tài sản khác của thư viện; tiến hành thanh lọc ra khỏi kho các tài liệu lạc hậu, hư nát theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
h) Thực hiện báo cáo tình hình hoạt động hàng năm và báo cáo đột xuất khi có yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc các Bộ, ngành chủ quản.
…
Như vậy, thì thư viện trường đại học có những nhiệm vụ được quy định như trên.
Thư viện trường đại học có các quyền hạn như thế nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 3 Quy chế mẫu về tổ chức và hoạt động của thư viện trường đại học ban hành kèm theo Quyết định 13/2008/QĐ-BVHTTDL năm 2008, có quy định về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của thư viện như sau
Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của thư viện
…
3. Thư viện trường đại học có quyền hạn sau đây:
a) Tham gia các hội nghề nghiệp, các hội nghị, hội thảo khoa học về thông tin thư viện trong nước và quốc tế; liên kết, hợp tác với các thư viện, tổ chức cá nhân trong nước và nước ngoài về tiếp nhận tài trợ, viện trợ, trao đổi nguồn lực thông tin, kinh nghiệm chuyên môn, tham gia các mạng thông tin phù hợp với quy định của nhà trường và của pháp luật;
b) Tổ chức các hoạt động dịch vụ có thu phù hợp với quy định của pháp luật và chức năng nhiệm vụ được giao;
c) Từ chối phục vụ tài liệu trái pháp luật và nội quy, quy chế của thư viện.
Như vậy, theo quy định trên thì thư viện trường đại học có các quyền hạn như sau:
- Tham gia các hội nghề nghiệp, các hội nghị, hội thảo khoa học về thông tin thư viện trong nước và quốc tế; liên kết, hợp tác với các thư viện, tổ chức cá nhân trong nước và nước ngoài về tiếp nhận tài trợ, viện trợ, trao đổi nguồn lực thông tin, kinh nghiệm chuyên môn, tham gia các mạng thông tin phù hợp với quy định của nhà trường và của pháp luật;
- Tổ chức các hoạt động dịch vụ có thu phù hợp với quy định của pháp luật và chức năng nhiệm vụ được giao;
- Từ chối phục vụ tài liệu trái pháp luật và nội quy, quy chế của thư viện.
Bùi Thị Thanh Sương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thư viện trường đại học có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sau khi nộp tiền thuế, người nộp thuế có được nhận chứng từ thu tiền thuế? Trách nhiệm nộp tiền thuế của người nộp thuế?
- Bảo hiểm nhân thọ là gì? Nguyên tắc thế quyền có được áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không?
- Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?
- Chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất là bao nhiêu theo quy định mới?
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?