Thừa phát lại không tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ hàng năm sẽ bị xử phạt như thế nào? Nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ Thừa phát lại bao gồm những gì?
- Thừa phát lại có cần phải tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ hàng năm hay không?
- Thừa phát lại không tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ hàng năm có thể bị xử phạt như thế nào?
- Nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ Thừa phát lại hàng năm bao gồm những gì?
- Thừa phát lại sẽ bị tạm đình chỉ hành nghề trong những trường hợp nào?
Thừa phát lại có cần phải tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ hàng năm hay không?
Theo Điều 16 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định về quyền và nghĩa vụ của Thừa phát lại cụ thể như sau:
Quyền và nghĩa vụ của Thừa phát lại
1. Trung thực, khách quan khi thực hiện công việc.
2. Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật và Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại.
3. Chịu trách nhiệm trước người yêu cầu và trước pháp luật về việc thực hiện công việc của mình.
4. Không đồng thời hành nghề tại 02 hoặc nhiều Văn phòng Thừa phát lại.
5. Tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ Thừa phát lại hàng năm theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
6. Mặc trang phục Thừa phát lại theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định, đeo Thẻ Thừa phát lại khi hành nghề.
7. Tham gia tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Thừa phát lại (nếu có); chịu sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, của Văn phòng Thừa phát lại nơi mình đang hành nghề và tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Thừa phát lại mà mình là thành viên.
8. Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.
Như vậy, theo quy định nêu trên, Thừa phát lại có nghĩa vụ phải tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ Thừa phát lại hàng năm.
Bồi dưỡng nghiệp vụ Thừa phát lại (Hình từ Internet)
Thừa phát lại không tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ hàng năm có thể bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 32 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về việc xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về hành nghề thừa phát lại cụ thể như sau:
Hành vi vi phạm quy định về hành nghề thừa phát lại
...
3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thực hiện nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ thừa phát lại hằng năm mà không có lý do chính đáng;
b) Hành nghề tại văn phòng thừa phát lại khác mà không phải văn phòng thừa phát lại mình đã đăng ký hành nghề;
c) Hành nghề thừa phát lại mà kiêm nhiệm hành nghề công chứng, luật sư, thẩm định giá, đấu giá tài sản và quản lý, thanh lý tài sản;
d) Tiết lộ thông tin về việc thực hiện công việc của mình, trừ trường hợp pháp luật quy định khác;
đ) Đòi hỏi bất kỳ khoản tiền hoặc lợi ích vật chất nào khác ngoài chi phí đã thoả thuận trong hợp đồng dịch vụ;
e) Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu theo yêu cầu của Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án dân sự không đúng quy định;
g) Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu có liên quan đến tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài không đúng quy định;
h) Lập vi bằng không đúng nội dung và hình thức theo quy định;
i) Không ký vào từng trang của vi bằng theo quy định.
Theo đó, nếu Thừa phát lại không tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ thừa phát lại hằng năm mà không có lý do chính đáng thì có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 7 - 10 triệu đồng.
Nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ Thừa phát lại hàng năm bao gồm những gì?
Theo khoản 2 Điều 6 Thông tư 05/2020/TT-BTP thì nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ Thừa phát lại bao gồm một hoặc một số vấn đề sau đây:
- Cập nhật, bổ sung kiến thức pháp luật về Thừa phát lại, thi hành án dân sự, tố tụng và pháp luật có liên quan;
- Bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng hành nghề Thừa phát lại, đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại;
- Cách thức giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình hành nghề Thừa phát lại.
Thừa phát lại sẽ bị tạm đình chỉ hành nghề trong những trường hợp nào?
Theo Điều 12 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định về việc tạm đình chỉ hành nghề Thừa phát lại như sau:
Tạm đình chỉ hành nghề Thừa phát lại
1. Sở Tư pháp nơi Thừa phát lại hành nghề ra quyết định tạm đình chỉ hành nghề Thừa phát lại trong các trường hợp sau đây:
a) Thừa phát lại đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Thừa phát lại đang bị áp dụng biện pháp xử phạt vi phạm hành chính, xử lý hành chính.
2. Thời gian tạm đình chỉ hành nghề Thừa phát lại không quá 12 tháng.
3. Sở Tư pháp quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ hành nghề Thừa phát lại trước thời hạn trong các trường hợp sau đây:
a) Có quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án hoặc bản án đã có hiệu lực của Tòa án tuyên Thừa phát lại không có tội;
b) Thừa phát lại không còn bị áp dụng biện pháp xử phạt vi phạm hành chính, xử lý hành chính.
4. Quyết định tạm đình chỉ, quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ hành nghề Thừa phát lại được gửi cho Thừa phát lại, Văn phòng Thừa phát lại nơi Thừa phát lại làm việc, Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Tòa án nhân dân cấp tỉnh), Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh), Cục Thi hành án dân sự, Chi cục Thi hành án dân sự nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở và Bộ Tư pháp.
Như vậy, khi thuộc một trong những trường hợp này thì Thừa phát lại sẽ bị tạm đình chỉ hành nghề:
- Thừa phát lại đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Thừa phát lại đang bị áp dụng biện pháp xử phạt vi phạm hành chính, xử lý hành chính.
Tải về mẫu quyết định tạm đình chỉ hành nghề Thừa phát lại mới nhất 2023: Tại đây
Đinh Thị Ngọc Huyền
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thừa phát lại có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024? Cách viết báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024 như thế nào?
- Người có Chứng chỉ hành nghề dược có được cho người khác thuê Chứng chỉ hành nghề dược của mình không?
- Bộ chỉ số phục vụ chỉ đạo điều hành của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trên môi trường điện tử bao gồm những nhóm nào?
- Ngày 26 tháng 11 là ngày gì? Ngày 26 tháng 11 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm lịch? Ngày 26 tháng 11 năm 2024 là thứ mấy?
- Báo cáo tổng kết chi hội Cựu chiến binh thôn, xã, khu dân cư năm 2024? Mẫu báo cáo tổng kết chi hội Cựu chiến binh 2024?