Thừa phát lại phải tuân thủ những quy tắc đạo đức nào trong quá trình thực hiện công việc đối với người yêu cầu?
- Thừa phát lại có trách nhiệm gì đối với yêu cầu của người yêu cầu?
- Trách nhiệm đối xử bình đẳng giữa những người yêu cầu được thể hiện như thế nào?
- Thừa phát lại có quyền thu chi phí đối với người yêu cầu hay không?
- Thừa phát lại không được phép thực hiện những hành vi nào đối với người yêu cầu?
- Cơ quan nào có trách nhiệm trong việc kiểm tra giám sát việc tuân thủ quy tắc đạo đức nghề nghiệp thừa phát lại?
Thừa phát lại có trách nhiệm gì đối với yêu cầu của người yêu cầu?
Căn cứ Điều 6 Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại ban hành theo Thông tư 08/2022/TT-BTP như sau:
Trách nhiệm trong việc thực hiện yêu cầu
1. Thừa phát lại phải hướng dẫn, giải thích đầy đủ, chính xác, đúng pháp luật cho người yêu cầu hiểu rõ về quyền, nghĩa vụ, hậu quả pháp lý cụ thể phát sinh của việc thực hiện yêu cầu, nhất là giá trị pháp lý của vi bằng.
2. Thừa phát lại có trách nhiệm cung cấp cho người yêu cầu các thông tin có liên quan về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm nghề nghiệp của Thừa phát lại trong hành nghề Thừa phát lại theo yêu cầu của họ.
Thừa phát lại có trách nhiệm thực hiện yêu cầu của người người yêu cầu như sau:
- Thừa phát lại phải hướng dẫn, giải thích đầy đủ, chính xác, đúng pháp luật cho người yêu cầu hiểu rõ về quyền, nghĩa vụ, hậu quả pháp lý cụ thể phát sinh của việc thực hiện yêu cầu, nhất là giá trị pháp lý của vi bằng.
- Thừa phát lại có trách nhiệm cung cấp cho người yêu cầu các thông tin có liên quan về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm nghề nghiệp của Thừa phát lại trong hành nghề Thừa phát lại theo yêu cầu của họ.
Quy tắc đạo đức nghề Thừa phát lại (Hình từ Internet)
Trách nhiệm đối xử bình đẳng giữa những người yêu cầu được thể hiện như thế nào?
Căn cứ Điều 7 Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại ban hành theo Thông tư 08/2022/TT-BTP, thừa phát lại phải đối xử bình đẳng với những người yêu cầu
Thừa phát lại bảo đảm đối xử bình đẳng giữa những người yêu cầu; không được phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, chủng tộc, tôn giáo, quốc tịch, địa vị xã hội, khả năng tài chính giữa những người yêu cầu khi họ đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định pháp luật để thực hiện việc yêu cầu.
Thừa phát lại có quyền thu chi phí đối với người yêu cầu hay không?
Căm cứ Điều 8 Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại ban hành theo Thông tư 08/2022/TT-BTP, thừa phát lại có thể thu chi phí của người yêu cầu khi được ủy quyền bởi Trưởng Văn phòng Thừa phát lạị.
Trong trường hợp được ủy quyền của Trưởng Văn phòng Thừa phát lại, Thừa phát lại có trách nhiệm thu đúng, thu đủ và công khai chi phí theo thỏa thuận; khi thu chi phí phải ghi hóa đơn, chứng từ đầy đủ và thông báo cho người yêu cầu biết rõ về các khoản thu và số tiền mà họ phải nộp.
Thừa phát lại không được phép thực hiện những hành vi nào đối với người yêu cầu?
Căn cứ Điều 9 Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại ban hành theo Thông tư 08/2022/TT-BTP, những việc thừa phát lại không được làm trong quan hệ với người yêu cầu như sau:
- Sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho người yêu cầu.
- Nhận, đòi hỏi thêm bất kỳ một khoản tiền, lợi ích nào khác từ người yêu cầu ngoài chi phí đã được ghi nhận trong hợp đồng.
- Nhận tiền hoặc bất kỳ lợi ích nào khác từ người thứ ba để thực hiện hoặc không thực hiện yêu cầu.
- Nhận thực hiện yêu cầu trong trường hợp mục đích và nội dung của yêu cầu vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội, không đúng nhiệm vụ, quyền hạn của Thừa phát lại.
- Lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án dân sự, tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án có liên quan đến quyền, lợi ích của chính mình với người yêu cầu, những người thân thích của mình, bao gồm: Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của Thừa phát lại, của vợ hoặc chồng của Thừa phát lại; cháu ruột mà Thừa phát lại là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì.
- Tư vấn, xúi giục, thông đồng, tạo điều kiện cho người yêu cầu thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.
- Gây áp lực, ép buộc, lừa dối, đe dọa, chiết khấu hoặc đưa ra hứa hẹn nhằm lôi kéo người yêu cầu phải sử dụng dịch vụ.
- Câu kết, thông đồng với người yêu cầu, những người có liên quan làm sai lệch nội dung của vi bằng, hồ sơ công việc đã thực hiện hoặc hành vi gian dối khác.
- Cố ý thi hành trái nội dung bản án, quyết định; trì hoãn hoặc kéo dài thời gian giải quyết việc thi hành án được giao không có căn cứ pháp luật.
- Các công việc bị cấm khác theo quy định của pháp luật.
Cơ quan nào có trách nhiệm trong việc kiểm tra giám sát việc tuân thủ quy tắc đạo đức nghề nghiệp thừa phát lại?
Căn cứ theo Điều 17 Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại ban hành theo Thông tư 08/2022/TT-BTP, cá nhân, tổ chức sau đây có trách nhiệm trong việc kiểm tra giám sát việc tuân thủ nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp thừa phát lại:
- Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, giám sát, xử lý, kiến nghị xử lý đối với các hành vi vi phạm trong việc thực hiện Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại trong phạm vi toàn quốc.
- Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm kiểm tra, giám sát, xử lý, kiến nghị xử lý đối với các hành vi vi phạm trong việc thực hiện Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại trong phạm vi địa phương quản lý.
- Tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Thừa phát lại có trách nhiệm giám sát việc thực hiện Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại đối với Thừa phát lại là thành viên của tổ chức mình.
- Văn phòng Thừa phát lại có trách nhiệm giám sát việc thực hiện Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại đối với Thừa phát lại của Văn phòng mình.
Nguyễn Quốc Bảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thừa phát lại có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có Chứng chỉ hành nghề dược có được cho người khác thuê Chứng chỉ hành nghề dược của mình không?
- Bộ chỉ số phục vụ chỉ đạo điều hành của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trên môi trường điện tử bao gồm những nhóm nào?
- Ngày 26 tháng 11 là ngày gì? Ngày 26 tháng 11 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm lịch? Ngày 26 tháng 11 năm 2024 là thứ mấy?
- Báo cáo tổng kết chi hội Cựu chiến binh thôn, xã, khu dân cư năm 2024? Mẫu báo cáo tổng kết chi hội Cựu chiến binh 2024?
- Những thông tin về an toàn lao động có bắt buộc phải được công khai rộng rãi đến công chúng không?