Thực hiện bảo lãnh phát hành chứng khoán khi chưa đáp ứng đủ điều kiện về vốn điều lệ thì bị xử phạt vi phạm hành chính ra sao?
- Công ty chứng khoán muốn bảo lãnh phát hành chứng khoán thì cần đáp ứng những điều kiện gì?
- Việc bảo lãnh phát hành chứng khoán chỉ được công ty chứng khoán thực hiện khi nào?
- Thực hiện bảo lãnh phát hành chứng khoán khi chưa đáp ứng đủ điều kiện về vốn điều lệ thì bị xử phạt vi phạm hành chính ra sao?
Công ty chứng khoán muốn bảo lãnh phát hành chứng khoán thì cần đáp ứng những điều kiện gì?
Công ty chứng khoán muốn bảo lãnh phát hành chứng khoán thì cần đáp ứng những điều kiện gì? (Hình từ Internet)
Căn cứ khoản 1 Điều 17 Luật Chứng khoán 2019 quy định về điều kiện để công ty chứng khoán thực hiện bảo lãnh phát hành chứng khoán như sau:
Điều kiện thực hiện bảo lãnh phát hành chứng khoán ra công chúng
1. Tổ chức thực hiện bảo lãnh phát hành chứng khoán ra công chúng là công ty chứng khoán, tổ chức đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp phép thực hiện hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán theo quy định của Luật này;
b) Đáp ứng các chỉ tiêu an toàn tài chính theo quy định của pháp luật;
c) Không phải là người có liên quan với tổ chức phát hành.
...
Bên cạnh đó, tại Điều 175 Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định về vốn điều lệ tối thiểu đối với các nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán như sau:
Vốn điều lệ tối thiểu
1. Vốn điều lệ tối thiểu cho các nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán tại Việt Nam như sau:
a) Môi giới chứng khoán: 25 tỷ đồng;
b) Tự doanh chứng khoán: 50 tỷ đồng;
c) Bảo lãnh phát hành chứng khoán: 165 tỷ đồng;
d) Tư vấn đầu tư chứng khoán: 10 tỷ đồng.
2. Vốn tối thiểu cấp cho chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam là 10 tỷ đồng.
3. Vốn điều lệ tối thiểu của công ty quản lý quỹ, vốn tối thiểu cấp cho chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam là 25 tỷ đồng.
4. Trường hợp tổ chức đề nghị cấp phép cho nhiều nghiệp vụ kinh doanh, vốn điều lệ tối thiểu là tổng số vốn tương ứng với từng nghiệp vụ đề nghị cấp phép.
Theo đó, công ty chứng khoán muốn thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán cần đáp ứng các điều kiện sau:
- Được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp phép thực hiện hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán theo quy định của Luật này;
- Đáp ứng các chỉ tiêu an toàn tài chính theo quy định của pháp luật (vốn điều lệ tối thiểu là 165 tỷ đồng);
- Không phải là người có liên quan với tổ chức phát hành.
Việc bảo lãnh phát hành chứng khoán chỉ được công ty chứng khoán thực hiện khi nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 17 Luật Chứng khoán 2019 quy định về thực hiện bảo lãnh phát hành chứng khoán như sau:
Điều kiện thực hiện bảo lãnh phát hành chứng khoán ra công chúng
...
2. Tổ chức thực hiện bảo lãnh phát hành chứng khoán ra công chúng thực hiện bảo lãnh theo phương thức nhận mua một phần hoặc toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát hành chỉ được phép bảo lãnh phát hành tổng giá trị chứng khoán không được lớn hơn vốn chủ sở hữu và không quá 15 lần hiệu số giữa giá trị tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn tính theo báo cáo tài chính quý gần nhất.
Từ quy định trên thì công ty chứng khoán chỉ được phép bảo lãnh phát hành khi tổng giá trị chứng khoán không được lớn hơn vốn chủ sở hữu và không quá 15 lần hiệu số giữa giá trị tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn tính theo báo cáo tài chính quý gần nhất.
Thực hiện bảo lãnh phát hành chứng khoán khi chưa đáp ứng đủ điều kiện về vốn điều lệ thì bị xử phạt vi phạm hành chính ra sao?
Căn cứ Điều 10 Nghị định 156/2020/NĐ-CP (sửa đổi bởi điểm b khoản 9 Điều 1 Nghị định 128/2021/NĐ-CP) quy định về trường hợp xử phạt vi phạm hành chính khi thực hiện bảo lãnh phát hành chứng khoán khi chưa đáp ứng đủ điều kiện như sau:
Vi phạm quy định về thực hiện chào bán chứng khoán ra công chúng tại Việt Nam
...
3. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với tổ chức bảo lãnh phát hành khi thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Thực hiện bảo lãnh phát hành chứng khoán ra công chúng khi không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định pháp luật;
b) Thực hiện bảo lãnh phát hành chứng khoán ra công chúng theo hình thức cam kết chắc chắn với tổng giá trị chứng khoán lớn hơn vốn chủ sở hữu hoặc vượt quá 15 lần hiệu số giữa giá trị tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn tính theo báo cáo tài chính quý gần nhất.
...
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi chứng khoán đã chào bán; hoàn trả cho nhà đầu tư tiền mua chứng khoán hoặc tiền đặt cọc (nếu có) cộng thêm tiền lãi phát sinh từ tiền mua chứng khoán hoặc tiền đặt cọc trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày quyết định áp dụng biện pháp này có hiệu lực thi hành đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 4, các điểm a, b, c khoản 5, khoản 6 Điều này. Tiền lãi phát sinh từ tiền mua chứng khoán hoặc tiền đặt cọc được tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn của ngân hàng mà tổ chức, cá nhân vi phạm mở tài khoản thu tiền mua chứng khoán hoặc tiền đặt cọc tại thời điểm quyết định áp dụng biện pháp này có hiệu lực thi hành; trường hợp chào bán, phát hành trái phiếu thì tiền lãi phát sinh từ tiền mua trái phiếu hoặc tiền đặt cọc được tính theo lãi suất ghi trên trái phiếu;
b) Buộc thông qua Đại hội đồng cổ đông gần nhất về việc thay đổi mục đích hoặc phương án sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán chứng khoán ra công chúng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;
c) Buộc công bố báo cáo sử dụng vốn được kiểm toán xác nhận tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông gần nhất hoặc công bố thuyết minh chi tiết việc sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán chứng khoán ra công chúng trong báo cáo tài chính năm được kiểm toán xác nhận đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 Điều này;
d) Buộc dừng thực hiện hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán ra công chúng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
đ) Buộc giảm giá trị bảo lãnh phát hành chứng khoán ra công chúng theo đúng quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.
Như vậy, khi chưa đáp ứng đủ vốn điều lệ tối thiểu mà công ty chứng khoán thực hiện bảo lãnh phát hành chứng khoán ra công chúng thì công ty chứng khoán sẽ bị phạt từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng và buộc dừng thực hiện hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán ra công chúng.
Trần Thành Nhân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bảo lãnh phát hành chứng khoán có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng biên chế của hệ thống chính trị được quyết định theo nhiệm kỳ nào? Nội dung quản lý biên chế?
- Mẫu số 3A lập báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu qua mạng là mẫu nào? Báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu gồm những gì?
- Phương pháp sát hạch giấy phép lái xe quân sự từ 1/1/2025 theo Thông tư 68 mới nhất như thế nào?
- Người lao động có được bồi dưỡng bằng hiện vật khi làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm không?
- Anh em họ hàng xa có yêu nhau được không? Anh em họ hàng xa yêu nhau có vi phạm pháp luật không?