Thực hiện giáo dục truyền thông về an toàn thực phẩm với mục đích gì? Nội dung thực hiện giáo dục truyền thông về an toàn thực phẩm?
- Thực hiện giáo dục truyền thông về an toàn thực phẩm với mục đích gì?
- Nội dung thực hiện giáo dục truyền thông về an toàn thực phẩm bao gồm những gì?
- Người tiêu dùng thực phẩm có phải là đối tượng ưu tiên tiếp cận thông tin truyền thông về an toàn thực phẩm hay không?
- Có các hình thức thông tin truyền thông về an toàn thực phẩm nào?
Thực hiện giáo dục truyền thông về an toàn thực phẩm với mục đích gì?
Căn cứ Điều 56 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định về mục đích, yêu cầu của thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm như sau:
Mục đích, yêu cầu của thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm
1. Thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm nhằm nâng cao nhận thức về an toàn thực phẩm, thay đổi hành vi, phong tục, tập quán sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt, ăn uống lạc hậu, gây mất an toàn thực phẩm, góp phần bảo vệ sức khỏe, tính mạng con người; đạo đức kinh doanh, ý thức trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh với sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng thực phẩm.
2. Việc cung cấp thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Chính xác, kịp thời, rõ ràng, đơn giản, thiết thực;
b) Phù hợp với truyền thống, văn hoá, bản sắc dân tộc, tôn giáo, đạo đức xã hội, tín ngưỡng và phong tục tập quán;
c) Phù hợp với từng loại đối tượng được tuyên truyền.
Theo đó, việc thực hiện giáo dục truyền thông về an toàn thực phẩm với mục đích nâng cao nhận thức về an toàn thực phẩm, thay đổi hành vi, phong tục, tập quán sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt, ăn uống lạc hậu, gây mất an toàn thực phẩm, góp phần bảo vệ sức khỏe, tính mạng con người; đạo đức kinh doanh, ý thức trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh với sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng thực phẩm.
Nội dung thực hiện giáo dục truyền thông về an toàn thực phẩm bao gồm những gì?
Căn cứ Điều 57 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định nội dung thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm như sau:
Nội dung thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm
1. Thông tin, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về an toàn thực phẩm.
2. Nguyên nhân, cách nhận biết nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm và các biện pháp phòng, chống sự cố về an toàn thực phẩm.
3. Thông tin về các điển hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo đảm an toàn; việc thu hồi thực phẩm không bảo đảm an toàn, xử lý đối với cơ sở vi phạm nghiêm trọng pháp luật về an toàn thực phẩm.
Như vậy, theo quy định, nội dung thực hiện giáo dục truyền thông về an toàn thực phẩm bao gồm:
- Thông tin, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về an toàn thực phẩm.
- Nguyên nhân, cách nhận biết nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm và các biện pháp phòng, chống sự cố về an toàn thực phẩm.
- Thông tin về các điển hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo đảm an toàn; việc thu hồi thực phẩm không bảo đảm an toàn, xử lý đối với cơ sở vi phạm nghiêm trọng pháp luật về an toàn thực phẩm.
Thực hiện giáo dục truyền thông về an toàn thực phẩm với mục đích gì? Nội dung thực hiện giáo dục truyền thông về an toàn thực phẩm? (Hình từ Internet)
Người tiêu dùng thực phẩm có phải là đối tượng ưu tiên tiếp cận thông tin truyền thông về an toàn thực phẩm hay không?
Căn cứ Điều 58 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định như sau:
Đối tượng tiếp cận thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm
1. Tổ chức, cá nhân được quyền tiếp cận thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm.
2. Ưu tiên tiếp cận thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm cho các đối tượng sau đây:
a) Người tiêu dùng thực phẩm;
b) Người quản lý, điều hành các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
c) Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm tươi sống, sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ; người dân khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Theo đó, những đối tượng được ưu tiên tiếp cận thông tin truyền thông về an toàn thực phẩm bao gồm:
- Người tiêu dùng thực phẩm;
- Người quản lý, điều hành các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
- Người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
- Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm tươi sống, sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
- Người dân khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Như vậy, người tiêu dùng thực phẩm là đối tượng ưu tiên tiếp cận thông tin truyền thông về an toàn thực phẩm theo quy định.
Có các hình thức thông tin truyền thông về an toàn thực phẩm nào?
Căn cứ Điều 59 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định như sau:
Hình thức thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm
1. Thực hiện thông qua các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về an toàn thực phẩm.
2. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.
3. Lồng ghép trong việc giảng dạy, học tập tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
4. Thông qua hoạt động văn hóa, sinh hoạt cộng đồng, sinh hoạt của các đoàn thể, tổ chức xã hội và các loại hình văn hoá quần chúng khác.
5. Thông qua điểm hỏi đáp về an toàn thực phẩm tại các Bộ quản lý ngành.
Như vậy, theo quy định, có các hình thức thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm sau đây:
(1) Thực hiện thông qua các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về an toàn thực phẩm.
(2) Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.
(3) Lồng ghép trong việc giảng dạy, học tập tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
(4) Thông qua hoạt động văn hóa, sinh hoạt cộng đồng, sinh hoạt của các đoàn thể, tổ chức xã hội và các loại hình văn hoá quần chúng khác.
(5) Thông qua điểm hỏi đáp về an toàn thực phẩm tại các Bộ quản lý ngành.
Phan Thị Như Ý
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về An toàn thực phẩm có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải về phiếu đánh giá chất lượng, xếp loại Đảng viên cuối năm? 03 bước đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm chuẩn?
- Ngày Pháp luật 9 tháng 11 có thể được tổ chức dưới hình thức nào? Cơ quan nào sẽ có trách nhiệm tổ chức Ngày pháp luật?
- Mẫu 02A, 02B Bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên 2024 tải về? Cách viết mẫu Bản kiểm điểm cá nhân năm 2024 của Đảng viên ra sao?
- Trong hoạt động đăng ký môi trường, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm gì? Thời điểm đăng ký môi trường là khi nào?
- Ảnh chụp lén là gì? Người bị chụp ảnh lén có thể yêu cầu bồi thường những khoản thiệt hại khi danh dự, nhân phẩm bị xâm phạm?