Thực hiện trưng cầu giám định chứng cứ bị tố cáo là giả mạo trong tố tụng cạnh tranh như thế nào?

Cho tôi hỏi: Thực hiện trưng cầu giám định chứng cứ bị tố cáo là giả mạo trong tố tụng cạnh tranh như thế nào? Câu hỏi của chị Lam đến từ Bắc Ninh.

Thực hiện trưng cầu giám định chứng cứ bị tố cáo là giả mạo trong tố tụng cạnh tranh như thế nào?

Căn cứ tại Điều 21 Nghị định 35/2020/NĐ-CP quy định về trưng cầu giám định chứng cứ bị tố cáo là giả mạo trong tố tụng cạnh tranh như sau:

- Trường hợp chứng cứ bị tố cáo là giả mạo thì người đưa ra chứng cứ đó có quyền rút lại; nếu không rút lại, người tố cáo có quyền đề nghị Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh trưng cầu giám định.

- Trường hợp việc giả mạo chứng cứ có dấu hiệu tội phạm thì Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh chuyển cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền xem xét theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.

- Người đưa ra chứng cứ giả mạo phải bồi thường thiệt hại nếu việc giả mạo chứng cứ đó gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân khác và phải chịu chi phí giám định nếu Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh quyết định trưng cầu giám định.

Thực hiện trưng cầu giám định chứng cứ bị tố cáo là giả mạo trong tố tụng cạnh tranh như thế nào?

Thực hiện trưng cầu giám định chứng cứ bị tố cáo là giả mạo trong tố tụng cạnh tranh như thế nào? (Hình từ Internet)

Thực hiện ủy thác thu thập tài liệu, chứng cứ trong trường hợp phải tiến hành thu thập tài liệu, chứng cứ ở nước ngoài trong tố tụng cạnh tranh như thế nào?

Căn cứ tại khoản 3 Điều 22 Nghị định 35/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Ủy thác thu thập tài liệu, chứng cứ
1. Trong quá trình xử lý vụ việc cạnh tranh, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có thể ra quyết định ủy thác để cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều này lấy lời khai của người tham gia tố tụng hoặc các biện pháp khác để thu thập tài liệu, chứng cứ, xác minh tình tiết của vụ việc cạnh tranh.
2. Trong quyết định ủy thác phải ghi rõ tên, địa chỉ của người tham gia tố tụng và những công việc cụ thể ủy thác để thu thập tài liệu, chứng cứ.
3. Trường hợp việc thu thập tài liệu, chứng cứ phải tiến hành ở nước ngoài thì theo yêu cầu của Thủ trưởng Cơ quan Điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia làm thủ tục ủy thác thông qua cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài mà nước đó và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cùng là thành viên của điều ước quốc tế có quy định về vấn đề này hoặc thực hiện trên nguyên tắc có đi có lại nhưng không trái với pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế.
4. Trường hợp không thực hiện được việc ủy thác theo quy định tại khoản 1 Điều này hoặc đã thực hiện việc ủy thác nhưng không nhận được kết quả trả lời thì Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh xử lý vụ việc cạnh tranh trên cơ sở các thông tin, chứng cứ đã có trong hồ sơ vụ việc.

Như vậy theo quy định trên trường hợp việc thu thập tài liệu, chứng cứ phải tiến hành ở nước ngoài thì theo yêu cầu của Thủ trưởng Cơ quan Điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia làm thủ tục ủy thác thông qua cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài mà nước đó và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cùng là thành viên của điều ước quốc tế có quy định về vấn đề này hoặc thực hiện trên nguyên tắc có đi có lại nhưng không trái với pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế.

Không được công bố và sử dụng công khai các chứng cứ trong tố tụng cạnh tranh trong trường hợp nào?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 25 Nghị định 35/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Công bố và sử dụng chứng cứ
1. Mọi chứng cứ được công bố và sử dụng công khai, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và 3 Điều này.
2. Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh không công bố và sử dụng công khai các chứng cứ sau đây:
a) Chứng cứ thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật;
b) Chứng cứ liên quan tới thuần phong mỹ tục, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân theo yêu cầu chính đáng của người tham gia tố tụng cạnh tranh.
3. Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh có quyền công bố và sử dụng công khai một số, một phần hoặc toàn bộ chứng cứ vào thời điểm thích hợp cho việc điều tra và xử lý vụ việc cạnh tranh.
4. Cơ quan, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng phải giữ bí mật những chứng cứ thuộc trường hợp không công bố và sử dụng công khai quy định tại khoản 2 Điều này theo quy định của pháp luật.

Như vậy theo quy định trên không được công bố và sử dụng công khai các chứng cứ trong trường hợp sau:

- Chứng cứ thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật.

- Chứng cứ liên quan tới thuần phong mỹ tục, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân theo yêu cầu chính đáng của người tham gia tố tụng cạnh tranh.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Trưng cầu giám định

Phạm Thị Kim Linh

Trưng cầu giám định
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Trưng cầu giám định có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Trưng cầu giám định
MỚI NHẤT
Pháp luật
Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
Pháp luật
Trong tố tụng hình sự quyết định trưng cầu giám định phải gửi cho các đối tượng nào? Thời hạn gửi là bao lâu?
Pháp luật
Những trường hợp nào sẽ phải trưng cầu giám định bệnh tâm thần? Hiện nay có bao nhiêu bệnh tâm thần và rối loạn tâm thần?
Pháp luật
Khi tiếp nhận quyết định trưng cầu giám định của người trưng cầu giám định trưng cầu Ngân hàng Nhà nước, cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng có nhiệm vụ gì?
Pháp luật
Người trưng cầu giám định có quyền lựa chọn tổ chức thực hiện giám định tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn không?
Pháp luật
Trưng cầu giám định trong hoạt động thanh tra được thực hiện thế nào? Văn bản yêu cầu giám định được quy định thế nào?
Pháp luật
Thực hiện trưng cầu giám định chứng cứ bị tố cáo là giả mạo trong tố tụng cạnh tranh như thế nào?
Pháp luật
Trưng cầu giám định trong tố tụng hình sự được tiến hành khi nào? Trường hợp nào bắt buộc phải tiến hành trưng cầu giám định?
Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị giám định chữ viết trong vụ án dân sự như thế nào? Trường hợp nào thực hiện giám định chữ viết trong vụ án dân sự?
Pháp luật
Thời hạn trả lời kết quả giám định tỷ lệ thương tật là bao lâu, người yêu cầu có thể yêu cầu thời gian trả kết quả được không?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào