Thuốc bảo vệ thực vật có bị loại khỏi Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam khi có hiệu lực thấp đối với sinh vật gây hại không?
- Thuốc bảo vệ thực vật có bị loại khỏi Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam khi có hiệu lực thấp đối với sinh vật gây hại không?
- Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam theo quy định pháp luật bao gồm?
- Các loại thuốc bảo vệ thực vật nào phải bị tiêu hủy theo quy định pháp luật?
Thuốc bảo vệ thực vật có bị loại khỏi Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam khi có hiệu lực thấp đối với sinh vật gây hại không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 49 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013 có quy định về Thuốc bảo vệ thực vật không được đăng ký hoặc bị loại khỏi Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam cụ thể như sau:
Thuốc bảo vệ thực vật không được đăng ký hoặc bị loại khỏi Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam
...
2. Thuốc bảo vệ thực vật bị loại khỏi Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam trong trường hợp sau đây:
a) Có bằng chứng khoa học về thuốc bảo vệ thực vật gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, vật nuôi, hệ sinh thái, môi trường;
b) Thuốc bảo vệ thực vật hiệu lực thấp đối với sinh vật gây hại;
c) Thuốc bảo vệ thực vật của các tổ chức, cá nhân đăng ký tự nguyện rút khỏi Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam.
...
Như vậy, theo quy định trên, thuốc bảo vệ thực vật bị loại khỏi Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam trong trường hợp sau đây:
- Có bằng chứng khoa học về thuốc bảo vệ thực vật gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, vật nuôi, hệ sinh thái, môi trường;
- Thuốc bảo vệ thực vật hiệu lực thấp đối với sinh vật gây hại;
- Thuốc bảo vệ thực vật của các tổ chức, cá nhân đăng ký tự nguyện rút khỏi Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam.
Do đó, thuốc bảo vệ thực vật sẽ bị loại khỏi Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam trong trường hợp có hiệu lực thấp đối với sinh vật gây hại.
Thuốc bảo vệ thực vật có bị loại khỏi Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam khi có hiệu lực thấp đối với sinh vật gây hại không? (Hình từ Internet)
Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam theo quy định pháp luật bao gồm?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư 09/2023/TT-BNNPTNT có quy định danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam, Phụ lục I kèm theo Thông tư này như sau:
(1) Thuốc sử dụng trong nông nghiệp:
- Thuốc trừ sâu: 712 hoạt chất với 1725 tên thương phẩm.
- Thuốc trừ bệnh: 683 hoạt chất với 1561 tên thương phẩm.
- Thuốc trừ cỏ: 260 hoạt chất với 791 tên thương phẩm.
- Thuốc trừ chuột: 08 hoạt chất với 43 tên thương phẩm.
- Thuốc điều hoà sinh trưởng: 60 hoạt chất với 178 tên thương phẩm.
- Chất dẫn dụ côn trùng: 08 hoạt chất với 08 tên thương phẩm.
- Thuốc trừ ốc: 31 hoạt chất với 152 tên thương phẩm.
- Chất hỗ trợ (chất trải): 05 hoạt chất với 06 tên thương phẩm.
(2) Thuốc trừ mối: 16 hoạt chất với 23 tên thương phẩm.
(3) Thuốc bảo quản lâm sản: 07 hoạt chất với 08 tên thương phẩm.
(4) Thuốc khử trùng kho: 03 hoạt chất với 09 tên thương phẩm.
(5) Thuốc sử dụng cho sân golf:
- Thuốc trừ bệnh: 02 hoạt chất với 02 tên thương phẩm.
- Thuốc trừ cỏ: 01 hoạt chất với 01 tên thương phẩm.
- Thuốc điều hoà sinh trưởng: 01 hoạt chất với 01 tên thương phẩm.
(6) Thuốc xử lý hạt giống:
+ Thuốc trừ sâu: 10 hoạt chất với 16 tên thương phẩm.
(7) Thuốc bảo quản nông sản sau thu hoạch
+ 01 hoạt chất với 01 tên thương phẩm.
Các loại thuốc bảo vệ thực vật nào phải bị tiêu hủy theo quy định pháp luật?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 74 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013 có quy định về các loại thuốc bảo vệ thực vật phải tiêu hủy bao gồm:
Thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng ở Việt Nam, không có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam, trừ trường các hợp sau đây:
+ Thuốc bảo vệ thực vật chưa có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam để tạm nhập, tái xuất hoặc nhập khẩu để sản xuất tại Việt Nam nhằm mục đích xuất khẩu theo hợp đồng đã ký với nước ngoài;
+ Thuốc bảo vệ thực vật chưa có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam nhập khẩu để khảo nghiệm nhằm mục đích đăng ký thuốc bảo vệ thực vật;
+ Thuốc bảo vệ thực vật chưa có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam nhập khẩu để thử nghiệm, nghiên cứu; sử dụng trong các dự án của nước ngoài tại Việt Nam; thuốc bảo vệ thực vật làm hàng mẫu, hàng phục vụ triển lãm, hội chợ và sử dụng trong một số trường hợp đặc biệt theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Thuốc bảo vệ thực vật giả;
- Thuốc bảo vệ thực vật quá hạn sử dụng mà không thể tái chế;
- Thuốc bảo vệ thực vật không đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia theo quy định mà không thể tái chế hoặc tái xuất;
- Thuốc bảo vệ thực vật vô chủ, thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Phạm Thị Thục Quyên
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thuốc bảo vệ thực vật có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chuyên viên chính về quản lý chương trình giáo dục là chức danh gì? Chuyên viên chính về quản lý chương trình giáo dục phải có những chứng chỉ gì?
- Thủ tục xóa đăng ký thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất trong dự án xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng cấp tỉnh ra sao?
- Phương pháp lập Chứng từ điều chỉnh thông tin ghi Sổ kế toán thuế nội địa? Khóa sổ kế toán thuế nội địa trước hay sau khi lập báo cáo kế toán thuế?
- Thủ tục chuyển loại rừng đối với khu rừng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập từ 30/10/2024 ra sao?
- Mức bồi thường được tính thế nào khi Nhà nước thu hồi đất và gây thiệt hại đối với cây rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước?