Thuốc bảo vệ thực vật có nhãn bị sai sót không đúng quy định pháp luật sẽ xử lý ra sao?
Thuốc bảo vệ thực vật có nhãn bị sai sót không đúng quy định pháp luật sẽ xử lý ra sao?
Theo quy định tại Điều 73 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013 thì thuốc bảo vệ thực vật phải thu hồi trong các trường hợp sau đây:
- Không phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia theo quy định;
- Hết hạn sử dụng;
- Nhãn, bao gói thuốc bảo vệ thực vật có sai sót hoặc không đúng quy định.
Như vậy, thuốc bảo vệ thực vật có nhãn bị sai sót không đúng quy định pháp luật sẽ bị thu hồi. Khi phát hiện thuốc bảo vệ thực vật thuộc diện bị thu hồi thì cơ sở sản xuất, nhập khẩu phải có trách nhiệm thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng về lô thuốc phải thu hồi và có trách nhiệm thu hồi ngay toàn bộ thuốc đó.
Trong trường hợp cơ sở sản xuất, nhập khẩu không tự nguyện thu hồi thì cơ quan có thẩm quyền ra quyết định bắt buộc thu hồi.
Nhãn thuốc bảo vệ thực vật bị sai sót
Quy trình thu hồi bắt buộc thuốc bảo vệ thực vật
Điều 78 Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT quy định quy trình thu hồi bắt buộc thuốc bảo vệ thực vật như sau:
Khi phát hiện thuốc bảo vệ thực vật phải thu hồi theo quy định tại khoản 1 Điều 73 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013, cơ quan có thẩm quyền về bảo vệ và kiểm dịch thực vật quy định tại Điều 79 Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT thực hiện theo trình tự sau:
- Ra quyết định bắt buộc thu hồi.
- Gửi Quyết định đến tổ chức, cá nhân có thuốc bảo vệ thực vật phải thu hồi: Yêu cầu tổ chức cá nhân đó ngừng kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật phải thu hồi, xác định và gửi thông báo thu hồi thuốc bảo vệ thực vật đến những nơi thuốc bảo vệ thực vật phải thu hồi được phân phối để thực hiện thu hồi theo chứng từ đã xuất.
- Gửi thông báo thu hồi thuốc bảo vệ thực vật đến cơ quan quản lý có liên quan.
- Niêm phong thuốc bảo vệ thực vật phải thu hồi.
- Tổ chức, cá nhân có thuốc bảo vệ thực vật thu hồi lập phương án xử lý thuốc bảo vệ thực vật thu hồi trình cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 79 của Thông tư này xem xét.
- Quyết định biện pháp xử lý và giám sát việc xử lý thuốc bảo vệ thực vật
+ Biện pháp tái xuất áp dụng đối với trường hợp thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu;
+ Trường hợp áp dụng biện pháp tái chế phải do Cục Bảo vệ thực vật quyết định; việc thực hiện tái chế phải được giám sát bởi cơ quan ra quyết định bắt buộc thu hồi;
+ Biện pháp khắc phục lỗi ghi nhãn bao gói áp dụng đối với thuốc bảo vệ thực vật có nhãn, bao gói sai sót hoặc không đúng quy định;
+ Biện pháp tiêu huỷ áp dụng đối với trường hợp tổ chức, cá nhân có thuốc bảo vệ thực vật phải thu hồi đề nghị tiêu huỷ hoặc không khắc phụ được bằng các biện pháp xử lý khác theo quy định.
- Việc tiêu huỷ thuốc bảo vệ thực vật thực hiện theo quy định tại Điều 74 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013 quy định về tiêu hủy thuốc bảo vệ thực vật như sau:
+ Các loại thuốc bảo vệ thực vật phải tiêu hủy bao gồm:
++ Thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng ở Việt Nam, không có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại các điểm a, c và d khoản 2 Điều 67 của Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013
++ Thuốc bảo vệ thực vật giả;
++ Thuốc bảo vệ thực vật quá hạn sử dụng mà không thể tái chế;
++ Thuốc bảo vệ thực vật không đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia theo quy định mà không thể tái chế hoặc tái xuất;
++ Thuốc bảo vệ thực vật vô chủ, thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ.
+ Tổ chức, cá nhân có thuốc bảo vệ thực vật buộc tiêu hủy phải thực hiện việc tiêu hủy theo quy định quản lý chất thải nguy hại của pháp luật về bảo vệ môi trường và chịu mọi chi phí.
+ Trường hợp thuốc bảo vệ thực vật vô chủ thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo việc tiêu hủy và bố trí kinh phí.
Thẩm quyền ra quyết định bắt buộc thu hồi thuốc bảo vệ thực vật
Điều 79 Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT quy định thẩm quyền ra quyết định bắt buộc thu hồi thuốc bảo vệ thực vật như sau:
- Cục Bảo vệ thực vật có thẩm quyền ra quyết định bắt buộc thu hồi đối với thuốc bảo vệ thực vật phải thu hồi; quyết định biện pháp và thời hạn xử lý thuốc bảo vệ thực vật bị thu hồi; kiểm tra việc thu hồi và xử lý thuốc của cơ sở sản xuất; xử lý vi phạm về thu hồi thuốc bảo vệ thực vật của cơ sở buôn bán khi việc thu hồi thuốc xảy ra trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật có thẩm quyền ra quyết định bắt buộc thu hồi đối với thuốc bảo vệ thực vật phải thu hồi; quyết định biện pháp và thời hạn xử lý thuốc bảo vệ thực vật bị thu hồi; kiểm tra việc thu hồi và xử lý thuốc của cơ sở buôn bán trên địa bàn; xử lý vi phạm về thu hồi thuốc bảo vệ thực vật của cơ sở buôn bán trên địa bàn theo quy định.
Thuốc bảo vệ thực vật có nhãn bị sai sót không đúng quy định pháp luật sẽ bị thu hồi và tùy vào từng trường hợp mà có biện pháp xử lý cho phù hợp với quy định pháp luật.
Phạm Tiến Đạt
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thuốc bảo vệ thực vật có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu cho phép đối với các loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc theo Thông tư 38/2024 thế nào?
- Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai có tư cách pháp nhân không? Nguồn thu hoạt động sự nghiệp của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai?
- Có được phép chuyển đổi công năng nhà ở từ nhà ở phục vụ tái định cư sang nhà ở xã hội hay không?
- Việc bán lâm sản khai thác tận dụng đối với rừng trồng có giá trị lâm sản có phải hình thức thanh lý rừng trồng không?
- Sơ cấp lý luận chính trị là gì? Tốt nghiệp trung học cơ sở có được học sơ cấp lý luận chính trị không?