Thương nhân có trạm nạp khí dầu mỏ hóa lỏng LPG vào phương tiện vận tải có được liên kết góp vốn xây dựng trạm nạp LPG với cửa hàng bán xăng dầu không?
- Thương nhân có trạm nạp khí dầu mỏ hóa lỏng LPG vào phương tiện vận tải có được liên kết góp vốn xây dựng trạm nạp LPG với cửa hàng bán xăng dầu không?
- Điều kiện đối với trạm nạp khí dầu mỏ hóa lỏng vào phương tiện vận tải được quy định như thế nào?
- Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện trạm nạp khí dầu mỏ hóa lỏng LPG vào phương tiện vận tải cần những gì?
Thương nhân có trạm nạp khí dầu mỏ hóa lỏng LPG vào phương tiện vận tải có được liên kết góp vốn xây dựng trạm nạp LPG với cửa hàng bán xăng dầu không?
LPG là từ viết tắt của Khí dầu mỏ hóa lỏng, tên tiếng Anh: Liquefied Petroleum Gas, là sản phẩm hydrocacbon có nguồn gốc dầu mỏ với thành phần chính là propan (công thức hóa học C3H8) hoặc butan (công thức hóa học C4H10) hoặc hỗn hợp của cả hai loại này. Tại nhiệt độ, áp suất bình thường LPG ở thể khí và khí được nén đến một áp suất hoặc làm lạnh đến nhiệt độ nhất định LPG chuyển sang thể lỏng. (theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 87/2018/NĐ-CP giải thích).
Căn cứ theo Điều 24 Nghị định 87/2018/NĐ-CP quy định về quyền và nghĩa vụ của thương nhân có trạm nạp LPG vào phương tiện vận tải như sau:
Quyền và nghĩa vụ của thương nhân có trạm nạp LPG vào phương tiện vận tải
1. Biển hiệu, biểu tượng của trạm nạp phải ghi đầy đủ, rõ ràng theo quy định của pháp luật.
2. Được liên doanh, liên kết góp vốn xây dựng trạm nạp LPG vào phương tiện vận tải với cửa hàng bán xăng dầu đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu.
3. Chỉ bán LPG bảo đảm chất lượng theo quy định; không mua LPG không có nguồn gốc xuất xứ lưu thông trên thị trường hoặc LPG nhập lậu để bán cho khách hàng.
4. Chỉ nạp LPG vào phương tiện vận tải có sử dụng nhiên liệu LPG.
5. Niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết; chịu trách nhiệm về khối lượng, chất lượng và giá LPG bán cho khách hàng. Chất lượng LPG phải phù hợp với nhãn hàng hóa, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tiêu chuẩn do thương nhân đã công bố theo quy định của Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa và các văn bản có liên quan.
6. Thiết bị đo lường phải bảo đảm độ chính xác; thường xuyên kiểm tra thiết bị nạp LPG, an toàn trong quá trình hoạt động.
7. Phải xây dựng, áp dụng, duy trì hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm khí.
8. Tuân thủ các quy định về quản lý an toàn, phòng cháy và chữa cháy, quản lý đo lường, chất lượng trong hoạt động kinh doanh khí quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan.
9. Phải lắp khớp nối tách rời giữa cột bơm và ống mềm để cấp LPG cho phương tiện vận tải.
Quyền và nghĩa vụ của thương nhân có trạm nạp khí dầu mỏ hóa lỏng LPG vào phương tiện vận tải được quy định cụ thể trên.
Theo đó, thương nhân có trạm nạp khí dầu mỏ hóa lỏng LPG vào phương tiện vận tải được liên doanh, liên kết góp vốn xây dựng trạm nạp LPG vào phương tiện vận tải với cửa hàng bán xăng dầu đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu.
Thương nhân có trạm nạp khí dầu mỏ hóa lỏng LPG vào phương tiện vận tải có được liên kết góp vốn xây dựng trạm nạp LPG với cửa hàng bán xăng dầu không? (Hình từ Internet)
Điều kiện đối với trạm nạp khí dầu mỏ hóa lỏng vào phương tiện vận tải được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 11 Nghị định 87/2018/NĐ-CP quy định về điều kiện đối với trạm nạp LPG vào phương tiện vận tải như sau:
Điều kiện đối với trạm nạp LPG vào chai, trạm nạp LPG vào xe bồn, trạm nạp LPG/LNG/CNG vào phương tiện vận tải
1. Trạm nạp phải thuộc thương nhân được thành lập theo quy định của pháp luật.
2. Trạm nạp phải được cấp có thẩm quyền cho phép đầu tư xây dựng.
3. Đáp ứng các điều kiện về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.
Như vậy, điều kiện đối với trạm nạp khí dầu mỏ hóa lỏng LPG vào phương tiện vận tải như sau:
- Trạm nạp phải thuộc thương nhân được thành lập theo quy định của pháp luật.
- Trạm nạp phải được cấp có thẩm quyền cho phép đầu tư xây dựng.
- Đáp ứng các điều kiện về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện trạm nạp khí dầu mỏ hóa lỏng LPG vào phương tiện vận tải cần những gì?
Căn cứ theo Điều 40 Nghị định 87/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện trạm nạp LPG vào chai, trạm nạp LPG vào xe bồn, trạm nạp LPG/LNG/CNG vào phương tiện vận tải
1. Giấy đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện trạm nạp theo Mẫu số 07 tại Phụ lục kèm theo Nghị định này.
2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/hợp tác xã/hộ kinh doanh.
3. Tài liệu chứng minh trạm nạp được cấp có thẩm quyền cho phép đầu tư xây dựng.
4. Tài liệu chứng minh đáp ứng các điều kiện về phòng cháy và chữa cháy.
Như vậy, hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện trạm nạp khí dầu mỏ hóa lỏng LPG vào phương tiện vận tải gồm:
- Giấy đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện trạm nạp theo Mẫu số 07 tại Phụ lục kèm theo Nghị định 87/2018/NĐ-CP.
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/hợp tác xã/hộ kinh doanh.
- Tài liệu chứng minh trạm nạp được cấp có thẩm quyền cho phép đầu tư xây dựng.
- Tài liệu chứng minh đáp ứng các điều kiện về phòng cháy và chữa cháy.
Tải mẫu Giấy đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện trạm nạp LPG vào phương tiện vận tải tại đây: Tải về.
Mai Hoàng Trúc Linh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Trạm nạp khí dầu mỏ hóa lỏng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đánh giá hồ sơ dự thầu qua mạng E HSDT theo quy trình 02 có ưu đãi không? Đánh giá E HSDT theo quy trình 02 được áp dụng khi nào?
- Tư cách pháp nhân có phải nằm trong Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ phát triển đất hay không?
- Khoản cấp tín dụng có vấn đề do tổ chức tín dụng phi ngân hàng quy định đảm bảo tối thiểu là gì?
- Trường hợp nào được phân bổ thuế thu nhập doanh nghiệp? Phương pháp phân bổ thuế thu nhập doanh nghiệp là gì?
- Hồ sơ hợp đồng tư vấn xây dựng gồm những tài liệu gì theo quy định mới nhất? Thứ tự ưu tiên áp dụng các loại tài liệu?