Thương nhân kinh doanh khách sạn không đảm bảo số lượng buồng ngủ bị xử phạt hành chính bao nhiêu?
Thương nhân kinh doanh khách sạn phải đảm bảo có ít nhất bao nhiêu buồng ngủ?
Điều 22 Nghị định 168/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 5 Nghị định 142/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ đối với khách sạn
2. Có tối thiểu 10 buồng ngủ; có quầy lễ tân, phòng vệ sinh chung.
3. Có nơi để xe cho khách đối với khách sạn nghỉ dưỡng và khách sạn bên đường.
4. Có bếp, phòng ăn và dịch vụ phục vụ ăn uống đối với khách sạn nghỉ dưỡng, khách sạn nổi, khách sạn bên đường.
5. Có giường, đệm, chăn, gối, khăn mặt, khăn tắm; thay bọc đệm, bọc chăn, bọc gối, khăn mặt, khăn tắm khi có khách mới.
6. Có nhân viên trực 24 giờ mỗi ngày.
Theo quy định này, thương nhân kinh doanh khách sạn phải đảm bảo có ít nhất 10 buồng ngủ, ngoài ra còn phải đảm bảo các điều kiện cơ bản sau:
- Có nơi để xe cho khách đối với khách sạn nghỉ dưỡng và khách sạn bên đường.
- Có bếp, phòng ăn và dịch vụ phục vụ ăn uống đối với khách sạn nghỉ dưỡng, khách sạn nổi, khách sạn bên đường.
- Có giường, đệm, chăn, gối, khăn mặt, khăn tắm; thay bọc đệm, bọc chăn, bọc gối, khăn mặt, khăn tắm khi có khách mới.
- Có nhân viên trực 24 giờ mỗi ngày.
Thương nhân kinh doanh khách sạn không đảm bảo số lượng buồng ngủ bị xử phạt hành chính bao nhiêu? (hình từ Internet)
Thương nhân kinh doanh khách sạn không đảm bảo số lượng buồng ngủ bị phạt bao nhiêu?
Căn cứ khoản 3 và khoản 5 Điều 12 Nghị định 45/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch đối với cơ sở lưu trú đã được công nhận hạng
...
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không gắn biển công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch sau khi được xếp hạng;
b) Không bảo đảm số lượng hoặc diện tích buồng ngủ theo tiêu chuẩn tương ứng với từng loại, hạng cơ sở lưu trú du lịch theo quy định;
c) Không bảo đảm tiêu chuẩn về nơi để xe và giao thông nội bộ hoặc khu vực sảnh đón tiếp theo quy định;
d) Không bảo đảm số lượng hoặc tiêu chuẩn nhà hàng, quầy bar theo quy định;
đ) Không bảo đảm tiêu chuẩn khu vực bếp theo quy định;
e) Không bảo đảm số lượng hoặc tiêu chuẩn phòng hội nghị, hội thảo, phòng họp theo quy định;
g) Không bảo đảm tiêu chuẩn trang thiết bị, tiện nghi khác theo quy định;
h) Không bảo đảm tiêu chuẩn về dịch vụ theo quy định;
i) Không bảo đảm tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ của người quản lý hoặc nhân viên phục vụ theo quy định.
...
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng quyết định công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại các điểm b, c, d, đ, e, g, h và i khoản 3 Điều này.
Theo quy định này, thương nhân kinh doanh khách sạn không đảm bảo số lượng buồng ngủ sẽ bị xử lý hành chính với mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đồng thời bị tước quyền sử dụng quyết định công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch từ 06 tháng đến 12 tháng.
Lưu ý mức xử lý hành chính trên chỉ áp dụng đối với cá nhân vi phạm, đối với tổ chức mức xử lý sẽ nhân hai với cùng hành vi (theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2019/NĐ-CP).
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt thương nhân kinh doanh khách sạn không đảm số lượng buồng ngủ không?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định 45/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Điều 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17 và 18 theo thẩm quyền quy định tại Điều 20 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Đối chiếu với quy định này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện được quyền xử lý các vi phạm hành chính tại Điều 12 Nghị định 45/2019/NĐ-CP.
Đồng thời theo quy định tại Điều 20 Nghị định 45/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 129/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 10.000.000 đồng.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
Theo quy định trên, mức xử lý hành chính tối đa mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện được quyền xử phạt là 25.000.000 đồng đối với cá nhân vi phạm quy định tại Nghị định 45/2019/NĐ-CP và 50.000.000 đồng đối với tổ chức (theo quy định tại khoản 4 Điều 5 Nghị định 45/2019/NĐ-CP) (cao hơn mức phạt tối đa có thể áp dụng đối với thương nhân kinh doanh khách sạn không đảm số lượng buồng ngủ (bao gồm cả thương nhân là cá nhân và tổ chức).
Do vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện được quyền xử phạt hành chính thương nhân kinh doanh khách sạn vi phạm quy định này.
Phạm Thị Xuân Hương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Khách sạn có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Danh mục, nội dung gói dịch vụ y tế cơ bản do trạm y tế xã thực hiện do Bộ Y tế ban hành mới nhất?
- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo của Bộ Tư pháp có 02 năm liên tiếp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ có bị cho thôi việc?
- Từ ngày 1/1/2025, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện hoạt động theo nguyên tắc nào?
- Người làm chứng trong tố tụng dân sự là ai? Người làm chứng được từ chối khai báo lời khai không?
- Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư dự án cải tạo nhà chung cư phải được công bố công khai ở đâu?