Thương nhân nào được phân bổ chỉ tiêu thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo tập trung để tiến hành ủy thác xuất khẩu?

Theo tôi được biết, có một số thương nhân đáp ứng điều kiện được tham gia thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo tập trung. Vậy thương nhân nào được phân bổ chỉ tiêu thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo tập trung để tiến hành ủy thác xuất khẩu? Quy trình phân bổ chỉ tiêu ủy thác xuất khẩu cụ thể như thế nào? Cơ quan nào có trách nhiệm mở rộng thị trường xuất khẩu gạo tập trung để phù hợp với tình hình phát triển ngày một mở rộng hiện nay?

Thương nhân nào được phân bổ chỉ tiêu thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo tập trung để tiến hành ủy thác xuất khẩu?

Việc phân bổ hợp đồng tập trung cho các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo để thực hiện ủy thác xuất khẩu dựa trên cơ sở các tiêu chí tại khoản 6 Điều 19 Nghị định 107/2018/NĐ-CP sau đây:

"a) Thành tích xuất khẩu trực tiếp 06 tháng trước đó của thương nhân;
b) Trách nhiệm thực hiện giao hàng theo các hợp đồng tập trung được giao;
c) Kết quả xây dựng vùng nguyên liệu hoặc thực hiện liên kết sản xuất và tiêu thụ thóc, gạo của thương nhân;
d) Thành tích mua thóc gạo của thương nhân theo chỉ đạo của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền."

Bên cạnh đó, những trường hợp thương nhân không được phân bổ chỉ tiêu thực hiện hợp đồng tập trung theo quy định tại khoản 8 Điều này như sau:

"a) Dự thầu, giao dịch, ký kết hợp đồng xuất khẩu gạo trực tiếp hoặc gián tiếp vào thị trường có hợp đồng xuất khẩu gạo tập trung trái quy định và chỉ đạo của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
b) Giả mạo chứng từ hoặc có gian lận khác để được chỉ định đầu mối hợp đồng tập trung, phân bổ chỉ tiêu thực hiện hợp đồng tập trung hoặc để được chấp thuận trả lại chỉ tiêu xuất khẩu ủy thác đã được phân bổ;
c) Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chỉ tiêu xuất khẩu ủy thác đã được phân bổ mà không thuộc trường hợp bất khả kháng và không báo cáo cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định."

Theo đó, Hiệp hội Lương thực Việt Nam phân bổ chỉ tiêu thực hiện hợp đồng tập trung cho các thương nhân theo các tiêu chí trên, sau đó theo dõi, đôn đốc việc thực hiện hợp đồng tập trung, bao gồm cả việc ký kết, thực hiện hợp đồng ủy thác xuất khẩu và báo cáo tình hình thực hiện về Bộ Công Thương.

Sau khi Hiệp hội Lương thực Việt Nam phân bổ chỉ tiêu, thương nhân được phân bổ chỉ tiêu và thương nhân đầu mối phải ký hợp đồng về việc thực hiện hợp đồng tập trung, quy định rõ quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng. Các tranh chấp hợp đồng phát sinh giữa các bên sẽ được giải quyết theo quy định của pháp luật.

Tải về mẫu hợp đồng ủy thác xuất khẩu mới nhất 2023: Tại Đây

Thương nhân nào được phân bổ chỉ tiêu thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo tập trung để tiến hành ủy thác xuất khẩu?

Thương nhân nào được phân bổ chỉ tiêu thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo tập trung để tiến hành ủy thác xuất khẩu?

Quy trình phân bổ chỉ tiêu ủy thác xuất khẩu cụ thể như thế nào?

Căn cứ Điều 7 Thông tư 30/1018/TT-BCT có quy định về quy trình phân bổ chỉ tiêu ủy thác xuất khẩu như sau:

(1) Sau khi nhận được báo cáo của thương nhân đầu mối về việc đàm phán, giao dịch, dự thầu hoặc kết quả ký kết hợp đồng tập trung, Hiệp hội Lương thực Việt Nam thông báo ngay bằng văn bản cho các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo biết để đăng ký chỉ tiêu ủy thác xuất khẩu.

(2) Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày có thông báo của Hiệp hội Lương thực Việt Nam, thương nhân gửi hồ sơ đăng ký chỉ tiêu ủy thác xuất khẩu đến Hiệp hội Lương thực Việt Nam bằng văn bản hoặc thư điện tử (email), hồ sơ gồm:

a) Văn bản đề nghị được phân bổ chỉ tiêu ủy thác xuất khẩu của thương nhân, trong đó nêu rõ số lượng, chủng loại gạo nhận xuất khẩu ủy thác.

b) Báo cáo thành tích xuất khẩu gạo trực tiếp 06 tháng trước đó và tình hình tồn kho thóc, gạo (theo từng chủng loại) của thương nhân, trong đó nêu rõ lượng gạo tồn kho do mua tạm trữ theo chỉ đạo của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền (nếu có).

c) Báo cáo kết quả xây dựng vùng nguyên liệu và thu mua thóc, gạo sản xuất ra từ vùng nguyên liệu của thương nhân (nếu có xây dựng vùng nguyên liệu).

Thương nhân gửi hồ sơ đăng ký quá thời hạn nêu tại khoản 2 Điều này, tính theo dấu bưu điện nơi nhận hoặc theo thời điểm nhận thư điện tử (email), sẽ không được xem xét, phân bổ chỉ tiêu.

(3) Căn cứ hồ sơ đăng ký của thương nhân, cân đối nguồn gạo hàng hóa và tình hình mùa vụ thu hoạch trong nước, Hiệp hội Lương thực Việt Nam lập phương án phân bổ chỉ tiêu thực hiện theo quy định tại Điều 6 Thông tư này, thông báo bằng văn bản để các thương nhân đã đăng ký biết, thực hiện.

Hiệp hội Lương thực Việt Nam theo dõi, đôn đốc việc thực hiện hợp đồng tập trung, bao gồm cả việc ký kết, thực hiện hợp đồng ủy thác xuất khẩu và báo cáo tình hình thực hiện về Bộ Công Thương.

Cơ quan nào có trách nhiệm mở rộng thị trường xuất khẩu gạo tập trung để phù hợp với tình hình phát triển ngày một mở rộng hiện nay?

Ngoài các trách nhiệm được quy định cụ thể, Bộ Công Thương còn có các trách nhiệm theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Nghị định 107/2018/NĐ-CP như sau:

"a) Xây dựng cơ chế xúc tiến thương mại, phát triển thị trường xuất khẩu gạo theo cơ chế đặc thù, chú trọng các thị trường trọng điểm, truyền thống và thị trường mới, thị trường tiềm năng, các chủng loại gạo xuất khẩu có giá trị gia tăng cao.
Chủ động tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu gạo theo hợp đồng tập trung, đàm phán, ký kết các bản thỏa thuận về thương mại gạo với nước ngoài hoặc vùng lãnh thổ của nước ngoài có nhu cầu nhập khẩu;
b) Tổ chức kiểm tra việc thực hiện pháp luật về kinh doanh xuất khẩu gạo của thương nhân và các cơ quan, tổ chức liên quan; phối hợp với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kiểm tra, phát hiện và xử lý vi phạm về kinh doanh xuất khẩu gạo; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu gạo theo thẩm quyền;
c) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cơ quan liên quan tổ chức điều hành xuất khẩu gạo bảo đảm các nguyên tắc quy định tại Nghị định này;
d) Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo dõi, giám sát việc phân bổ chỉ tiêu thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo tập trung của Hiệp hội Lương thực Việt Nam được công khai, minh bạch và theo đúng các quy định tại Nghị định này;
đ) Phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn và tổ chức thực hiện các chính sách khuyến khích, hỗ trợ thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định này;
e) Hướng dẫn, hỗ trợ thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh, thông tin thị trường, đàm phán, ký kết, thực hiện hợp đồng xuất khẩu, xử lý tranh chấp thương mại quốc tế."

Có thể thấy, một trong những trách nhiệm của Bộ Công Thương đó chính là mở rộng thị trường xuất khẩu gạo theo hợp đồng tập trung nhằm đáp ứng được quy mô thị trường cho các thương nhân được phân bổ chỉ tiêu và thương nhân đầu mối thực hiện các giao dịch về xuất khẩu gạo theo hợp đồng tập trung.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ủy thác xuất khẩu

Trần Hồng Oanh

Ủy thác xuất khẩu
Chỉ định thương nhân xuất khẩu
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Ủy thác xuất khẩu có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào