Tiền lương của trưởng Văn phòng thừa phát lại có được tính chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN hay không?
Văn phòng thừa phát lại được quy định như thế nào?
Theo Điều 17 Nghị định 08/2020/NĐ-CP có đề cập đến văn phòng thừa phát lại như sau:
"Điều 17. Văn phòng Thừa phát lại
1. Văn phòng Thừa phát lại là tổ chức hành nghề của Thừa phát lại để thực hiện các công việc được giao theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.
Văn phòng Thừa phát lại do 01 Thừa phát lại thành lập được tổ chức theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. Văn phòng Thừa phát lại do 02 Thừa phát lại trở lên thành lập được tổ chức theo loại hình công ty hợp danh.
...
3. Người đại diện theo pháp luật của Văn phòng Thừa phát lại là Trưởng Văn phòng Thừa phát lại. Trưởng Văn phòng Thừa phát lại phải là Thừa phát lại.
Văn phòng Thừa phát lại có thể có Thừa phát lại là thành viên hợp danh, Thừa phát lại làm việc theo chế độ hợp đồng lao động và thư ký nghiệp vụ.
...".
Tiền lương của Trưởng văn phòng thừa phát lại có được tính chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN hay không?
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC quy định về khấu trừ thuế TNDN như sau:
"Điều 4. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) như sau:
“Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
...
2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
...
2.6. Chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng cho người lao động thuộc một trong các trường hợp sau:
...
d) Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (do một cá nhân làm chủ); thù lao trả cho các sáng lập viên, thành viên của hội đồng thành viên, hội đồng quản trị mà những người này không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh.
...".
Theo đó, trường hợp Văn phòng thừa phát lại của bạn được tổ chức dưới hình thức doanh nghiệp tư nhân thì Trưởng Văn phòng chính là chủ doanh nghiệp tư nhân. Theo quy định trên thì khoản chi tiền lương cho chủ doanh nghiệp tư nhân không được tính chi phí được trừ. Nếu là mô hình doanh nghiệp tư nhân mà bạn thuê Trưởng văn phòng bên ngoài cũng không phù hợp. Trường hợp Văn phòng của bạn được tổ chức dưới hình thức công ty hợp danh thì khoản chi này vẫn được tính chi phí được trừ khi tính thuế chứ không có cơ sở loại trừ.
Tiền lương của trưởng Văn phòng thừa phát lại có được tính chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN hay không?
Các quyền và nghĩa vụ của Văn phòng Thừa phát lại được quy định ra sao?
Các quyền và nghĩa vụ của Văn phòng Thừa phát lại được quy định tại Điều 18 Nghị định 08/2020/NĐ-CP cụ thể như sau:
- Văn phòng Thừa phát lại có các quyền sau đây:
+ Ký hợp đồng lao động với Thừa phát lại, thư ký nghiệp vụ làm việc cho Văn phòng mình;
+ Thu, quản lý, sử dụng chi phí thực hiện công việc của Thừa phát lại theo quy định của pháp luật;
+ Ký hợp đồng, thỏa thuận với người yêu cầu theo quy định của Nghị định này;
+ Các quyền khác theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.
- Văn phòng Thừa phát lại có các nghĩa vụ sau đây:
+ Quản lý Thừa phát lại, thư ký nghiệp vụ của Văn phòng mình trong việc tuân thủ pháp luật và Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại;
+ Chấp hành quy định của pháp luật về lao động, thuế, tài chính, báo cáo, thống kê;
+ Niêm yết lịch làm việc, thủ tục, chi phí thực hiện công việc Thừa phát lại, nội quy tiếp người yêu cầu tại trụ sở Văn phòng;
+ Thu đúng chi phí đã thỏa thuận với người yêu cầu;
+ Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho Thừa phát lại của Văn phòng mình; bồi thường thiệt hại (nếu có) theo quy định của pháp luật;
+ Tiếp nhận, tạo điều kiện thuận lợi và quản lý người tập sự trong thời gian tập sự tại Văn phòng mình;
+ Tạo điều kiện cho Thừa phát lại của Văn phòng mình tham gia tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ Thừa phát lại;
+ Thực hiện yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc báo cáo, kiểm tra, thanh tra, cung cấp thông tin về hợp đồng dịch vụ, hồ sơ nghiệp vụ Thừa phát lại;
+ Lập, quản lý, sử dụng sổ sách, hồ sơ nghiệp vụ và thực hiện lưu trữ theo quy định;
+ Bảo đảm trang phục cho Thừa phát lại của Văn phòng mình theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định;
+ Các nghĩa vụ khác theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.
Trên đây là thông tin về tiền lương của Trưởng Văn phòng thừa phát lại và chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN chúng tôi cung cấp đến bạn. Trân trọng!
Đặng Tấn Lộc
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thừa phát lại có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024? Cách viết báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024 như thế nào?
- Người có Chứng chỉ hành nghề dược có được cho người khác thuê Chứng chỉ hành nghề dược của mình không?
- Bộ chỉ số phục vụ chỉ đạo điều hành của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trên môi trường điện tử bao gồm những nhóm nào?
- Ngày 26 tháng 11 là ngày gì? Ngày 26 tháng 11 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm lịch? Ngày 26 tháng 11 năm 2024 là thứ mấy?
- Báo cáo tổng kết chi hội Cựu chiến binh thôn, xã, khu dân cư năm 2024? Mẫu báo cáo tổng kết chi hội Cựu chiến binh 2024?