Tiêu chí đối với rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay phải đáp ứng các yêu cầu gì? Trách nhiệm quản lý về rừng phòng hộ, bảo vệ rừng phòng hộ được quy định ra sao?
- Tiêu chí đối với rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay phải đáp ứng là gì?
- Trách nhiệm quản lý về rừng phòng hộ, bảo vệ rừng phòng hộ được quy định ra sao?
- Các nguyên tắc đảm bảo khi xây dựng các công trình phục vụ cho hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng phòng hộ quy định thế nào?
Tiêu chí đối với rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay phải đáp ứng là gì?
Tại khoản 4 Điều 7 Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay đáp ứng các tiêu chí sau đây:
Tiêu chí rừng phòng hộ
...
4. Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay đáp ứng các tiêu chí sau đây:
a) Đai rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay giáp bờ biển: đối với vùng bờ biển bị xói lở, chiều rộng của đai rừng tối thiểu là 300 m tính từ đường mực nước ứng với thủy triều cao nhất hằng năm vào trong đất liền; đối với vùng bờ biển không bị xói lở, chiều rộng của đai rừng tối thiểu là 200 m tính từ đường mực nước ứng với thủy triều cao nhất hằng năm vào trong đất liền;
b) Đai rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay phía sau đai rừng quy định tại điểm a khoản này: chiều rộng của đai rừng tối thiểu là 40 m trong trường hợp vùng cát có diện tích từ 100 ha trở lên hoặc vùng cát di động hoặc vùng cát có độ dốc từ 25 độ trở lên. Chiều rộng của đai rừng tối thiểu là 30 m trong trường hợp vùng cát có diện tích dưới 100 ha hoặc vùng cát ổn định hoặc vùng cát có độ dốc dưới 25 độ.
...
Trên đây quy định các tiêu chí đối với rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, như là đai rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay giáp bờ biển và đai rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay phía sau đai rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay.
Tiêu chí đối với rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay (Hình từ Internet)
Trách nhiệm quản lý về rừng phòng hộ, bảo vệ rừng phòng hộ được quy định ra sao?
Theo Điều 18, Điều 19 Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định thì:
Điều 18. Trách nhiệm quản lý về rừng phòng hộ
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước đối với hệ thống rừng phòng hộ trong phạm vi cả nước; trực tiếp tổ chức quản lý các khu rừng phòng hộ nằm trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước đối với hệ thống rừng phòng hộ ở địa phương.
Điều 19. Bảo vệ rừng phòng hộ
1. Bảo vệ hệ sinh thái rừng
a) Việc bảo vệ hệ sinh thái rừng thực hiện theo quy định tại Điều 37 của Luật Lâm nghiệp;
b) Không tiến hành các hoạt động sau đây trong rừng phòng hộ: các hoạt động làm thay đổi cảnh quan tự nhiên của khu rừng; khai thác trái phép tài nguyên sinh vật và các tài nguyên thiên nhiên khác; gây ô nhiễm môi trường; mang hóa chất độc hại, chất nổ, chất dễ cháy trái quy định của pháp luật vào rừng; chăn thả gia súc, gia cầm, vật nuôi trên diện tích mới trồng rừng, đang trong thời kỳ chăm sóc.
2. Bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng
a) Việc bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng thực hiện theo quy định tại Điều 38 của Luật Lâm nghiệp; quy định của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp;
b) Tất cả các loài động vật rừng trong khu rừng phòng hộ phải được bảo vệ, không thực hiện các hoạt động ảnh hưởng tiêu cực đến sinh cảnh sống tự nhiên và nguồn thức ăn của động vật rừng.
3. Thực hiện các quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng quy định tại Chương IV của Nghị định này.
4. Thực hiện các quy định về phòng, trừ sinh vật gây hại rừng phòng hộ quy định tại Điều 40 của Luật Lâm nghiệp.
Như vậy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước đối với hệ thống rừng phòng hộ trong phạm vi cả nước;
Đồng thời, trực tiếp tổ chức quản lý các khu rừng phòng hộ nằm trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước đối với hệ thống rừng phòng hộ ở địa phương.
Liên quan đến bảo vệ rừng phòng hộ phải đảm bảo về bảo vệ hệ sinh thái rừng, bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng, thực hiện các quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng và thực hiện các quy định về phòng, trừ sinh vật gây hại rừng phòng hộ.
Các nguyên tắc đảm bảo khi xây dựng các công trình phục vụ cho hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng phòng hộ quy định thế nào?
Theo khoản 2 Điều 24 Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định về khi xây dựng các công trình phục vụ cho hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí bảo đảm các nguyên tắc sau:
Quản lý xây dựng các công trình phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng phòng hộ
1. Công trình xây dựng phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí bảo đảm không làm ảnh hưởng đến chức năng phòng hộ và cảnh quan tự nhiên của khu rừng; phù hợp với đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 23 Nghị định này.
2. Khi xây dựng các công trình phục vụ cho hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí bảo đảm các nguyên tắc sau:
a) Không phá vỡ cảnh quan môi trường, không chặt phá rừng; các công trình xây dựng phải dựa vào thiên nhiên, hài hòa với cảnh quan môi trường; bảo đảm đúng quy định của pháp luật;
b) Không làm mất quyền sở hữu của Nhà nước về rừng, tài nguyên thiên nhiên trên mặt đất và dưới lòng đất;
c) Chỉ được xây dựng các công trình ở những nơi đất trống, trảng cỏ, đất có cây bụi không có khả năng tự phục hồi;
d) Chịu trách nhiệm bảo vệ, bảo tồn, phát triển tài nguyên rừng trên diện tích tổ chức hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; chịu sự hướng dẫn, kiểm tra, giám sát của chủ rừng;
đ) Không làm ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh, danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử - văn hóa.
Như vậy, khi xây dựng các công trình phục vụ cho hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí bảo đảm các nguyên tắc sau:
- Không phá vỡ cảnh quan môi trường, không chặt phá rừng; các công trình xây dựng phải dựa vào thiên nhiên, hài hòa với cảnh quan môi trường; bảo đảm đúng quy định của pháp luật;
- Không làm mất quyền sở hữu của Nhà nước về rừng, tài nguyên thiên nhiên trên mặt đất và dưới lòng đất;
- Chỉ được xây dựng các công trình ở những nơi đất trống, trảng cỏ, đất có cây bụi không có khả năng tự phục hồi;
- Chịu trách nhiệm bảo vệ, bảo tồn, phát triển tài nguyên rừng trên diện tích tổ chức hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; chịu sự hướng dẫn, kiểm tra, giám sát của chủ rừng;
- Không làm ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh, danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử - văn hóa.
Phạm Lan Anh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Rừng phòng hộ có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kho bảo thuế được thành lập trong khu vực nào? Kho bảo thuế có phải là địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa không?
- Không sử dụng đất trồng cây lâu năm liên tục trong 18 tháng bị phạt bao nhiêu tiền? Bị thu hồi đất trong trường hợp nào?
- Danh mục, nội dung gói dịch vụ y tế cơ bản do trạm y tế xã thực hiện do Bộ Y tế ban hành mới nhất?
- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo của Bộ Tư pháp có 02 năm liên tiếp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ có bị cho thôi việc?
- Từ ngày 1/1/2025, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện hoạt động theo nguyên tắc nào?