Tiêu chí PE (Produced Entirely) là gì? Mẫu bảng kê khai hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí PE là mẫu nào?
- Tiêu chí PE (Produced Entirely) là gì? Mẫu bảng kê khai hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí PE là mẫu nào?
- Thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa phải nộp bảng kê khai hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí PE trong trường hợp nào?
- Thương nhân phải lưu trữ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong thời hạn bao lâu?
Tiêu chí PE (Produced Entirely) là gì? Mẫu bảng kê khai hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí PE là mẫu nào?
Tiêu chí PE (Produced Entirely) là tiêu chí “Hàng hóa được sản xuất toàn bộ tại một nước thành viên từ các nguyên liệu có xuất xứ của một hoặc nhiều nước thành viên” theo quy định về quy tắc xuất xứ của một số Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên.
Mẫu bảng kê khai hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí PE được thực hiện theo Phụ lục IX ban hành kèm Thông tư 05/2018/TT-BCT.
TẢI VỀ Mẫu bảng kê khai hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí PE.
Lưu ý khi kê khai hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí PE:
- Mẫu Bảng kê khai này chỉ áp dụng thương nhân đề nghị cấp C/O ưu đãi với tiêu chí PE quy định trong một số FTA mà Việt Nam là thành viên.
- Thương nhân nộp bản in Tờ khai hải quan nhập khẩu và bản sao các chứng từ (có đóng dấu sao y bản chính): Quy trình sản xuất hàng hóa, Hóa đơn giá trị gia tăng, C/O ưu đãi nhập khẩu, Bản khai báo của nhà sản xuất/nhà cung cấp nguyên liệu trong nước để đối chiếu với thông tin kê khai từ cột (8) đến cột (12).
Tiêu chí PE (Produced Entirely) là gì? Mẫu bảng kê khai hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí PE là mẫu nào? (Hình từ Internet)
Thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa phải nộp bảng kê khai hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí PE trong trường hợp nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 7 Thông tư 05/2018/TT-BCT quy định như sau:
Kê khai, cam kết xuất xứ hàng hóa
1. Thương nhân đề nghị cấp C/O sử dụng các mẫu sau để kê khai, cam kết hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí xuất xứ ưu đãi hoặc tiêu chí xuất xứ không ưu đãi theo quy định tại điểm e Khoản 1 Điều 15 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP:
...
d) Bảng kê khai hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí “Chuyển đổi mã số hàng hóa” (CTC) theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;
đ) Bảng kê khai hàng hóa xuất khẩu đạt “Tỷ lệ nguyên liệu không đáp ứng tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa” (De Minimis) theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này;
e) Bảng kê khai hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí “Tỷ lệ Phần trăm giá trị” (LVC) theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này;
g) Bảng kê khai hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí “Hàm lượng giá trị khu vực” (RVC) theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này;
h) Bảng kê khai hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí “Hàng hóa được sản xuất toàn bộ tại một nước thành viên từ các nguyên liệu có xuất xứ của một hoặc nhiều nước thành viên” (PE) theo mẫu quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này trong trường hợp hàng hóa đáp ứng tiêu chí “PE” theo quy định về quy tắc xuất xứ của một số Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên.
...
Như vậy, thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa phải nộp bảng kê khai hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí PE trong trường hợp hàng hóa đáp ứng tiêu chí “PE” theo quy định về quy tắc xuất xứ của một số Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên.
Thương nhân phải lưu trữ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong thời hạn bao lâu?
Thời hạn lưu trữ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được quy định tại khoản 3 Điều 30 Nghị định 31/2018/NĐ-CP như sau:
Lưu trữ hồ sơ
1. Cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa lưu trữ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và các chứng từ liên quan tới việc cấp đó dưới dạng văn bản hoặc dạng điện tử trong thời hạn tối thiểu 5 năm kể từ ngày cấp.
2. Cơ quan hải quan lưu trữ hồ sơ liên quan đến xác định xuất xứ hàng hóa nhập khẩu dưới dạng văn bản hoặc dạng điện tử trong thời hạn tối thiểu 5 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan.
3. Thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa lưu trữ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và các chứng từ liên quan đến việc đề nghị cấp đó dưới dạng văn bản trong thời hạn tối thiểu 5 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
4. Thương nhân tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa lưu trữ hồ sơ, báo cáo và tài liệu để chứng minh hàng hóa tự khai báo xuất xứ đáp ứng các tiêu chí xuất xứ theo quy định và các chứng từ liên quan dưới dạng văn bản trong thời hạn tối thiểu 5 năm, kể từ ngày phát hành Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa và cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu.
...
Như vậy, theo quy định, thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa phải lưu trữ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và các chứng từ liên quan đến việc đề nghị cấp đó dưới dạng văn bản trong thời hạn tối thiểu 5 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
Nguyễn Thị Hậu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hàng hóa xuất khẩu có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu danh sách thanh niên xung phong được hưởng chế độ trợ cấp một lần là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Thời hạn phê duyệt kế hoạch cải tạo nhà chung cư? Tiêu chí đánh giá chất lượng nhà chung cư để đưa vào kế hoạch được xác định theo quy trình nào?
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?