Tiêu chuẩn chức danh Thứ trưởng Bộ Công Thương mới nhất? Cần đảm bảo thêm những tiêu chuẩn chung nào?
Tiêu chuẩn chức danh Thứ trưởng Bộ Công Thương mới nhất được quy định như thế nào?
Tiêu chuẩn chức danh Thứ trưởng Bộ Công Thương được căn cứ theo tiết 2.15 tiểu mục 2 Mục I Quy định 214-QĐ/TW năm 2020 như sau:
- Có trình độ chuyên môn phù hợp và am hiểu sâu sắc về quản lý nhà nước, nắm chắc pháp luật Việt Nam, pháp luật và thông lệ quốc tế.
- Có năng lực cụ thể hoá đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước thành chương trình, kế hoạch và chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện trong ngành, lĩnh vực được phân công.
- Có năng lực phối hợp giữa các bộ, ngành và giữa Trung ương với địa phương, tạo sự đồng bộ trong thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước.
- Có kinh nghiệm lãnh đạo, điều hành và quyết liệt, kịp thời giải quyết những vấn đề khó, phức tạp thuộc ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách.
- Đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp vụ trưởng hoặc tương đương trở lên hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân trở lên của cấp tỉnh.
Tiêu chuẩn chức danh Thứ trưởng Bộ Công Thương mới nhất? Cần đảm bảo thêm những tiêu chuẩn chung nào? (Hình từ Internet)
Thứ trưởng Bộ Công Thương cần đảm bảo thêm những tiêu chuẩn chung nào?
Thứ trưởng Bộ Công Thương cần đảm bảo thêm những tiêu chuẩn chung được căn cứ theo tiểu mục 1 Mục I Quy định 214-QĐ/TW năm 2020 như sau:
- Về chính trị, tư tưởng:
+ Tuyệt đối trung thành với lợi ích của Đảng, của quốc gia - dân tộc và nhân dân; kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đường lối đổi mới của Đảng.
+ Có lập trường, quan điểm, bản lĩnh chính trị vững vàng; kiên quyết bảo vệ nền tảng tư tưởng, Cương lĩnh, đường lối của Đảng, Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước; đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Có tinh thần yêu nước nồng nàn, sâu sắc;...
+ Tuyệt đối chấp hành sự phân công của tổ chức, yên tâm công tác. Giữ nghiêm kỷ luật phát ngôn theo đúng nguyên tắc, quy định của Đảng.
- Về đạo đức, lối sống:
+ Mẫu mực về phẩm chất đạo đức; sống trung thực, khiêm tốn, chân thành, trong sáng, giản dị, bao dung; cần, kiệm, liêm chính, chí công, vô tư. Không tham vọng quyền lực, có nhiệt huyết và trách nhiệm cao với công việc; là trung tâm đoàn kết, gương mẫu về mọi mặt.
+ Không tham nhũng, lãng phí, cơ hội, vụ lợi; kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ, tệ quan liêu, tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, cửa quyền và lợi ích nhóm;...
+ Thực hiện nghiêm các nguyên tắc tổ chức, kỷ luật của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình; thực hiện đúng, đầy đủ quyền hạn, trách nhiệm của mình và chỉ đạo thực hiện nghiêm nguyên tắc, quy định, quy chế, quy trình về công tác cán bộ; kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện, việc làm trái với các quy định của Đảng, Nhà nước trong công tác cán bộ.
- Về trình độ: Tốt nghiệp đại học trở lên; lý luận chính trị cử nhân hoặc cao cấp; quản lý nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương; trình độ ngoại ngữ, tin học phù hợp.
- Về năng lực và uy tín:
+ Có quan điểm khách quan, toàn diện, biện chứng, lịch sử cụ thể, có tư duy đổi mới, tầm nhìn chiến lược; phương pháp làm việc khoa học; nhạy bén chính trị; có năng lực cụ thể hoá và lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; có năng lực tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phân tích và dự báo tốt.
+ Nắm chắc tình hình chung và hiểu biết toàn diện về lĩnh vực, địa bàn, địa phương, cơ quan, đơn vị được phân công quản lý, phụ trách. Kịp thời nắm bắt những thời cơ, vận hội; phát hiện những mâu thuẫn, thách thức, vấn đề mới, vấn đề khó, hạn chế, yếu kém trong thực tiễn;...
+ Là hạt nhân quy tụ và phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị; được cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân tin tưởng, tín nhiệm cao.
- Sức khoẻ, độ tuổi và kinh nghiệm:
+ Đủ sức khoẻ để thực hiện nhiệm vụ; bảo đảm tuổi bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử theo quy định của Đảng.
+ Đã kinh qua và hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ của chức danh lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp dưới trực tiếp; có nhiều kinh nghiệm thực tiễn.
Thứ trưởng Bộ Công Thương có trách nhiệm giải quyết những công việc gì?
Thứ trưởng Bộ Công Thương có trách nhiệm giải quyết những công việc được căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Quy chế làm việc của Bộ Công thương ban hành kèm theo Quyết định 1085/QĐ-BCT năm 2023 như sau:
- Các Thứ trưởng được Bộ trưởng phân công bằng văn bản, phụ trách một số lĩnh vực và địa bàn công tác, phụ trách một số cơ quan, đơn vị và được sử dụng quyền hạn của Bộ trưởng, nhân danh Bộ trưởng chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát toàn diện việc thực hiện các nhiệm vụ theo lĩnh vực, địa bàn, đơn vị được phân công và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về những quyết định của mình;
Các Thứ trưởng phải chịu trách nhiệm trực tiếp, toàn diện trong xem xét, quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền, không được né tránh, đùn đẩy trách nhiệm.
- Chủ động giải quyết công việc được phân công; nếu có phát sinh những vấn đề quan trọng, nhạy cảm phải kịp thời báo cáo xin ý kiến Bộ trưởng trước khi quyết định; thường xuyên báo cáo với Bộ trưởng về các công việc được giao phụ trách, chỉ đạo giải quyết.
- Khi Bộ trưởng điều chỉnh sự phân công giữa các Thứ trưởng thì các Thứ trưởng phải bàn giao nội dung công việc, hồ sơ, tài liệu liên quan cho Thứ trưởng được phân công và báo cáo Bộ trưởng.
- Chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về toàn bộ nội dung và tiến độ xây dựng các đề án, chương trình công tác, văn bản quy phạm pháp luật được phân công theo dõi, chỉ đạo.
- Không giải quyết các công việc mà Bộ trưởng không phân công hoặc ủy quyền.
- Trong khi thực thi nhiệm vụ theo phân công, nếu có các vấn đề liên quan đến lĩnh vực do các Thứ trưởng khác phụ trách thì Thứ trưởng được giao chủ trì giải quyết công việc cần chủ động phối hợp để giải quyết. Trường hợp các Thứ trưởng còn có ý kiến khác nhau thì Thứ trưởng được giao chủ trì giải quyết công việc báo cáo Bộ trưởng xem xét, quyết định.
- Thứ trưởng đi công tác từ 02 ngày làm việc trở lên phải báo cáo Bộ trưởng, trừ trường hợp được Bộ trưởng trực tiếp phân công. Thứ trưởng nghỉ làm việc phải báo cáo Bộ trưởng, trong đó nghỉ từ 02 ngày làm việc trở lên phải báo cáo bằng văn bản và được sự đồng ý của Bộ trưởng (hoặc Lãnh đạo Bộ được phân công ủy quyền).
- Trong thời gian Thứ trưởng đi công tác hoặc vắng mặt, Bộ trưởng trực tiếp giải quyết công việc đã phân công cho Thứ trưởng, hoặc phân công Thứ trưởng khác thực hiện.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng phân công.
Huỳnh Lê Bình Nhi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bộ Công Thương có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?
- Mẫu biên bản thỏa thuận về việc góp vốn kinh doanh mua bất động sản, đất đai mới nhất? Tải về ở đâu?
- Hướng dẫn cách viết mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng công chức? Công chức được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc khi nào?