Tiêu chuẩn môi trường được phân loại như thế nào? Tiêu chuẩn quốc gia về môi trường do cơ quan nào ban hành?
Tiêu chuẩn môi trường được phân loại như thế nào?
Tiêu chuẩn môi trường được quy định tại Điều 103 Luật Bảo vệ môi trường 2020 như sau:
Tiêu chuẩn môi trường
1. Tiêu chuẩn môi trường gồm tiêu chuẩn chất lượng môi trường xung quanh, tiêu chuẩn môi trường đối với quản lý chất thải và các tiêu chuẩn môi trường khác.
2. Toàn bộ hoặc một phần tiêu chuẩn môi trường trở thành bắt buộc áp dụng khi được viện dẫn trong văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
3. Tiêu chuẩn môi trường cơ sở áp dụng trong phạm vi quản lý của tổ chức công bố tiêu chuẩn.
Theo đó, tiêu chuẩn môi trường gồm tiêu chuẩn chất lượng môi trường xung quanh, tiêu chuẩn môi trường đối với quản lý chất thải và các tiêu chuẩn môi trường khác.
Cũng theo quy định này thì toàn bộ hoặc một phần tiêu chuẩn môi trường trở thành bắt buộc áp dụng khi được viện dẫn trong văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
Lưu ý: Tiêu chuẩn môi trường cơ sở áp dụng trong phạm vi quản lý của tổ chức công bố tiêu chuẩn.
Tiêu chuẩn môi trường được phân loại như thế nào? Tiêu chuẩn quốc gia về môi trường do cơ quan nào ban hành? (Hình từ internet)
Tiêu chuẩn quốc gia về môi trường do cơ quan nào công bố?
Việc công bố tiêu chuẩn quốc gia về môi trường được quy định tại Điều 104 Luật Bảo vệ môi trường 2020 như sau:
Xây dựng, thẩm định và công bố tiêu chuẩn môi trường
1. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định tiêu chuẩn môi trường thực hiện theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức xây dựng và đề nghị thẩm định tiêu chuẩn quốc gia về môi trường.
3. Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thẩm định và công bố tiêu chuẩn quốc gia về môi trường.
4. Cơ quan, tổ chức xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở về môi trường theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
Như vậy, Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan chịu trách nhiệm tổ chức thẩm định và công bố tiêu chuẩn quốc gia về môi trường.
Tiêu chuẩn môi trường là gì? Nhà nước có những chính sách nào nhằm bảo vệ môi trường?
Tiêu chuẩn môi trường được giải thích tại Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
10. Quy chuẩn kỹ thuật môi trường là quy định bắt buộc áp dụng mức giới hạn của thông số về chất lượng môi trường, hàm lượng của chất ô nhiễm có trong nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, thiết bị, sản phẩm, hàng hóa, chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
11. Tiêu chuẩn môi trường là quy định tự nguyện áp dụng mức giới hạn của thông số về chất lượng môi trường, hàm lượng của chất ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức công bố theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
12. Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi tính chất vật lý, hóa học, sinh học của thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường, tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên.
Theo đó, tiêu chuẩn môi trường được hiểu là quy định tự nguyện áp dụng mức giới hạn của thông số về chất lượng môi trường, hàm lượng của chất ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức công bố theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
Về những chính sách của nhà nước nhằm bảo vệ môi trường được quy định tại Điều 5 Luật Bảo vệ môi trường 2020, cụ thể gồm 11 chính sách sau:
- Tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân tham gia thực hiện, kiểm tra, giám sát hoạt động bảo vệ môi trường.
- Tuyên truyền, giáo dục kết hợp với biện pháp hành chính, kinh tế và biện pháp khác để tăng cường việc tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường, xây dựng văn hóa bảo vệ môi trường.
- Chú trọng bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; phát triển năng lượng sạch và năng lượng tái tạo; phát triển hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường.
- Ưu tiên xử lý ô nhiễm môi trường, phục hồi hệ sinh thái tự nhiên bị suy thoái, chú trọng bảo vệ môi trường khu dân cư.
- Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường; bố trí khoản chi riêng cho bảo vệ môi trường trong ngân sách nhà nước với tỷ lệ tăng dần theo khả năng của ngân sách nhà nước và yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ môi trường; ưu tiên nguồn kinh phí cho các nhiệm vụ trọng điểm về bảo vệ môi trường.
- Bảo đảm quyền lợi của tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân đóng góp cho hoạt động bảo vệ môi trường; ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường; thúc đẩy sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường.
- Tăng cường nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ xử lý ô nhiễm, tái chế, xử lý chất thải; ưu tiên chuyển giao và áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ thân thiện môi trường, kỹ thuật hiện có tốt nhất; tăng cường đào tạo nguồn nhân lực về bảo vệ môi trường.
- Tôn vinh, khen thưởng cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân có đóng góp tích cực trong hoạt động bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
- Mở rộng, tăng cường hội nhập, hợp tác quốc tế và thực hiện cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường.
- Thực hiện sàng lọc dự án đầu tư theo tiêu chí về môi trường; áp dụng công cụ quản lý môi trường phù hợp theo từng giai đoạn của chiến lược, quy hoạch, chương trình và dự án đầu tư.
- Lồng ghép, thúc đẩy các mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh trong xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án phát triển kinh tế - xã hội.
Phạm Thị Xuân Hương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bảo vệ môi trường có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc xác định chi phí phân phối - bán lẻ điện từ ngày 30/12/2024 theo Thông tư 26 như thế nào?
- Cơ quan nào có trách nhiệm điều tra sự cố, tai nạn tàu bay? Thẩm quyền tổ chức điều tra sự cố, tai nạn tàu bay được quy định như thế nào?
- Nhiệm vụ mua sắm tài sản, trang thiết bị là gì? Việc lập, tổng hợp dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ mua sắm tài sản, trang thiết bị như thế nào?
- Quốc hội thông qua Luật Công chứng (sửa đổi)
- Thông tin sáp nhập các bộ ngành mới nhất? Sáp nhập các bộ ngành trung ương trong nhiệm kỳ tới theo Nghị quyết 18 như thế nào?