Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13550-1:2022 (ISO 25649-1:2017) về Thiết bị giải trí phao nổi sử dụng trên và trong nước có yêu cầu chung thế nào?

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13550-1:2022 (ISO 25649-1:2017) về Thiết bị giải trí phao nổi sử dụng trên và trong nước có yêu cầu chung thế nào? - Câu hỏi của anh D.N (Bình Dương).

Phạm vi áp dụng Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13550-1:2022 ra sao?

Theo Điều 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13550-1:2022 (ISO 25649-1:2017) nêu rõ phạm vi áp dụng Tiêu chuẩn như sau:

- Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu về an toàn và phương pháp thử liên quan đến vật liệu, độ an toàn, tính năng đối với thiết bị giải trí phao nổi đã được phân cấp sử dụng trên và trong nước theo Điều 4 (xem Bảng 1 - Phân cấp và tiêu chí để phản biệt thiết bị giải trí phao nổi với đồ chơi dưới nước tại Điều 4 TCVN 13550-1:2022).

- Tiêu chuẩn này áp dụng với TCVN 13550-2 (ISO 25649-2) và các phần cụ thể liên quan [từ TCVN 13550-3 (ISO 25649-3) đến TCVN 13550-7 (ISO 25649-7)].

+ CHÚ THÍCH 1: Các yêu cầu an toàn cụ thể được nêu trong TCVN 13550-3 (ISO 25649-3) đến TCVN 13550-7 (ISO 25649-7).

+ CHÚ THÍCH 2: Các tiêu chuẩn cụ thể có thể bao gồm những nội dung loại trừ so với các yêu cầu chung được quy định trong tiêu chuẩn này và/hoặc TCVN 13550-2 (ISO 25649-2).

Lưu ý: Tiêu chuẩn này không áp dụng cho:

- Đồ chơi dưới nước;

- Thuyền bơm hơi có lực nổi > 1 800 N;

- Dụng cụ hỗ trợ nổi để hướng dẫn bơi;

- Đệm hơi không thiết kế dành riêng hoặc nhằm mục đích sử dụng trên mặt nước (ví dụ: giường nhung, đệm tự bơm hơi và đệm hơi bằng bông cao su);

- Ghế phao nổi để câu cá;

- Thiết bị dạng ván trượt thể thao (ví dụ: ván lướt sóng nằm, ván lướt sóng đứng);

- Ván lướt nước, ván trượt nước hoặc ván lướt dùng điều;

- Thiết bị làm từ vật liệu chắc chắn như: gỗ, nhôm, nhựa cứng hoặc nhựa không biến dạng;

- Thiết bị giữ nguyên hình dạng nhờ dòng khí cố định;

- Phao tròn sử dụng trên các cầu trượt nước;

- Thiết bị lội nước.

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13550-1:2022 (ISO 25649-1:2017) về Thiết bị giải trí phao nổi sử dụng trên và trong nước có yêu cầu chung thế nào?

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13550-1:2022 (ISO 25649-1:2017) về Thiết bị giải trí phao nổi sử dụng trên và trong nước có yêu cầu chung thế nào? (Hình từ Internet)

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13550-1:2022 (ISO 25649-1:2017) về Thiết bị giải trí phao nổi sử dụng trên và trong nước có yêu cầu chung thế nào?

Theo khoản 5.1 Điều 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13550-1:2022 nêu rõ yêu cầu chung về Thiết bị giải trí phao nổi sử dụng trên và trong nước như sau:

- Thiết bị giải trí phao nổi sử dụng trên và trong nước phải được thiết kế sao cho an toàn và dễ sử dụng đối với người ở độ tuổi tối thiểu từ 36 tháng trở lên, cũng như trong vùng nước sâu vượt quá chiều cao người sử dụng đang đứng.

- Thông qua việc ghi nhãn đầy đủ, người tiêu dùng và người sử dụng phải hiểu rằng các thiết bị này chỉ dành cho người bơi lội, không có chức năng bảo vệ chống đuối nước và không phải là thiết bị bảo vệ cá nhân.

- Các yêu cầu cơ bản này được coi là đáp ứng nếu sản phẩm tuân theo các tiêu chuẩn cụ thể của bộ tiêu chuẩn này.

TCVN 13550-3 (ISO 25649-3) đến TCVN 13550-7 (ISO 25649-7) có thể có độ lệch và các trường hợp loại trừ so với các yêu cầu trên.

Thuật ngữ và định nghĩa cần nắm trong Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13550-1:2022 gồm những gì?

Theo Điều 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13550-1:2022 nêu rõ trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa trong EN 16051-1 cùng với các thuật ngữ và định nghĩa sau:

- Lực nổi (buoyancy): Tổng hợp lực nâng tác động khi toàn bộ người/vật hoàn toàn chìm trong nước với phần cao nhất của thân vừa chạm phía dưới bề mặt nước.

CHÚ THÍCH: Để phục vụ mục đích đo, lực nổi của thuyền [xem TCVN 13550-7 (ISO 25649-7)] được đo bằng thể tích của buồng hơi bất kỳ, tạo thành phần thân có thể bơm hơi bao gồm cả các chi tiết được gắn cố định vĩnh viễn. Lực nổi này được đo bằng cách tính hoặc đổ đầy nước và đo lượng nước.

- Lực nổi dư (residual buoyancy): Lực nổi còn lại để cung cấp trong trường hợp xảy ra sự cố ở buồng nổi bất kỳ.

- Hệ thống bơm hơi (inflatable system): Các chi tiết (các bộ phận) của một thiết bị góp phần vào việc duy trì sự ổn định của trạng thái nổi và/hoặc sự an toàn.

- Chi tiết (component): Nhóm phụ kiện của toàn bộ thiết bị giải trí phao nổi góp phần vào lực nổi, vào chức năng và sự an toàn, được tích hợp hoặc có thể tách rời.

- Sử dụng tĩnh (static use): Sử dụng khi người sử dụng đang ở trạng thái vận hành nhẹ.

+ CHÚ THÍCH 1: Sản phẩm chủ yếu được sử dụng để thư giãn, phơi nắng, nằm, ngồi v.v...

+ CHÚ THÍCH 2: Phù hợp với mục đích sử dụng.

- Sử dụng động (dynamic use): Sử dụng khi người sử dụng đang ở trạng thái vận hành cao.

+ CHÚ THÍCH 1: Sản phẩm chủ yếu sử dụng cho các hoạt động như nhảy, leo trèo, vui đùa (chơi đùa, lắc), đu nhún ở trong và ngoài nước hoặc bên trong hoặc bên trên phao bơm v.v...

+ CHÚ THÍCH 2: Phù hợp với mục đích sử dụng.

- Sử dụng theo vị trí (positional use): Sản phẩm được sử dụng bên trong một khu vực hạn chế.

+ CHÚ THÍCH 1: Khu vực này được cho là an toàn gần bờ biển, gần thành bể bơi v.v...

+ CHÚ THÍCH 2: Phù hợp với mục đích sử dụng.

- Phương tiện đây (means of propulsion): Thiết bị được dùng để tạo ra các chuyển động cho thiết bị phao nổi điều khiển bằng tay.

VÍ DỤ: Thiết bị phao nổi điều khiển bằng tay có thể được trang bị một bánh chèo, chân chèo lắc, mái chèo một lưỡi chèo hoặc mái chèo hai lưỡi chèo.

- Nhóm thử (test panel): Nhóm các đối tượng thử.

- Nhóm đánh giá (assessment panel): Nhóm các chuyên gia độc lập kiểm tra quá trình để thiết lập sự phù hợp các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn này.

- Ổn định mẫu (conditioning): Quá trình trong đó toàn bộ thiết bị mẫu dự kiến để thử được đưa vào trước khi tiến hành phép thử.

- Tải trọng (load): Các đối tượng là con người hoặc những vật dụng khác được đặt lên trên hoặc đặt vào trong một cấu trúc phao bơm hơi.

- Độ nổi ổn định (floating stability): Khả năng của một cấu trúc nổi không chuyển động chịu được các lực bên trong và bên ngoài có thể gây lập úp và duy trì vị trí nổi ổn định.

CHÚ THÍCH: Các lực bên trong dẫn đến hiện tượng lật úp phao có thể do sự phân bố tải trọng không đều, các lực bên ngoài dẫn đến hiện tượng lật úp có thể do gió hoặc sóng.

- Vị trí nổi ổn định (stable floating position): Vị trí ở trong nước của một cấu trúc nổi bảo vệ vị trí nổi thẳng đứng và tất cả các hành khách ở trên đó đang trong tư thế ngồi nhưng ở vị trí dễ gây lật úp nhất.

- Khả năng chịu tải (load capacity): Giá trị được quy định bởi nhà sản xuất biểu thị mức chịu tải cực đại trên một cấu trúc nổi sao cho dưới giá trị đó bảo đảm vị trí nổi an toàn.

- Phao nổi được hàn kín vĩnh viễn (permanent sealed buoyancy): Buồng nổi luôn được bịt kín bơm đầy không khí, khí hoặc vật liệu có sẵn tính nổi.

- Vật liệu gia cường (reinforced material): Vật liệu gồm một lớp vải cơ bản và được bọc hoặc được dàn thành lớp mỏng bảo đảm độ kín khí.

- Áp suất làm việc cực đại cho phép (permissible maximum working pressure): Áp suất cao ở mức cực đại cho phép do nhà sản xuất chỉ định, đo được bằng thiết bị đo xác định, ngay sau lần bơm thuyền đầu tiên.

CHÚ THÍCH: Khi áp suất làm việc cực đại cho phép là dải giá trị thì lấy giá trị giới hạn trên.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thiết bị giải trí phao nổi

Nguyễn Thị Thu Yến

Thiết bị giải trí phao nổi
Tiêu chuẩn Việt Nam
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thiết bị giải trí phao nổi có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thiết bị giải trí phao nổi Tiêu chuẩn Việt Nam
MỚI NHẤT
Pháp luật
Băng vệ sinh phụ nữ hằng ngày là gì? Có dạng như thế nào? Công thức xác định độ thấm hút của băng vệ sinh phụ nữ?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13908-2:2024 cốt liệu xỉ thép oxy hoá lò hồ quang điện dùng chế tạo bê tông xi măng thông thường thế nào?
Pháp luật
Sửa chữa định kỳ (Periodic repair) là gì? Phân loại cống công trình thủy lợi theo TCVN13999:2024?
Pháp luật
TCVN 13724-5:2023 về Cụm đóng cắt và điều khiển hạ áp - Cụm lắp ráp dùng cho mạng phân phối trong lưới điện công cộng?
Pháp luật
Đất cây xanh sử dụng công cộng là gì? Thiết kế quy hoạch cây xanh sử dụng công cộng đô thị phải đảm bảo các yêu cầu nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13724-2:2023 IEC 61439-2:2020 về đặc tính giao diện của cụm đóng cắt và điều khiển nguồn điện lực?
Pháp luật
TCVN 13733-2:2023 (ISO 20140-2:2018) về Hệ thống tự động hóa và tích hợp - Đánh giá hiệu suất năng lượng có ảnh hưởng đến môi trường?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10687-12-2:2023 hiệu suất năng lượng của tuabin gió phát điện dựa trên phép đo gió trên vỏ tuabin thế nào?
Pháp luật
Thiết kế mặt bằng tổng thể các sân thể thao cần phải bảo đảm những yêu cầu gì để đúng với TCVN 4205:2012?
Pháp luật
Diện tích tối thiểu đất xây dựng sân thể thao nhiều môn và khoảng cách ly vệ sinh đối với sân thể thao phải đảm bảo những yêu cầu gì?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào