Tiêu chuẩn trình độ chuyên môn của Phó Cục trưởng Cục Thuế là gì? Phó Cục trưởng Cục Thuế cần công tác bao nhiêu năm trong ngành?
Để trở thành Phó Cục trưởng Cục Thuế cần công tác bao nhiêu năm trong ngành?
Tại quy định khoản 5 Điều 7 Tiêu chuẩn các chức danh lãnh đạo Tổng cục thuế ban hành kèm theo Quyết định 558/QĐ-TCT năm 2017 quy định như sau:
Tiêu chuẩn Phó Cục trưởng Cục Thuế
...
5. Về kinh nghiệm công tác
Có kinh nghiệm công tác từ đủ 05 năm trở lên trong ngành, lĩnh vực tài chính, thuế hoặc ngành, lĩnh vực khác phù hợp với vị trí dự kiến bổ nhiệm.
Như vậy, Phó Cục trưởng Cục Thuế cần có kinh nghiệm công tác từ đủ 05 năm trở lên trong ngành, lĩnh vực tài chính, thuế hoặc ngành, lĩnh vực khác phù hợp với vị trí dự kiến bổ nhiệm.
Tiêu chuẩn trình độ chuyên môn của Phó Cục trưởng Cục Thuế là gì? Phó Cục trưởng Cục Thuế cần công tác bao nhiêu năm trong ngành? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của Phó Cục trưởng Cục Thuế như thế nào?
Căn cứ quy định Điều 3 Tiêu chuẩn các chức danh lãnh đạo Tổng cục thuế ban hành kèm theo Quyết định 558/QĐ-TCT năm 2017 về tiêu chuẩn phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của Phó Cục trưởng Cục Thuế như sau:
- Trung thành với Tổ quốc, với Đảng; kiên định với đường lối đổi mới, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội của Đảng, nhà nước; tích cực tham gia sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trước hết là việc cải cách và hiện đại hóa ngành, lĩnh vực được phân công quản lý.
- Có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tư tưởng đổi mới, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm cá nhân; không có biểu hiện tiêu cực, sách nhiễu, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí.
- Có lý lịch rõ ràng, đạo đức tốt, lối sống lành mạnh.
- Có tinh thần đoàn kết nội bộ; gương mẫu chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của nhà nước, quy định của cơ quan và nơi cư trú;
- Chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế dân chủ cơ sở trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao.
Tiêu chuẩn trình độ chuyên môn của Phó Cục trưởng Cục Thuế gồm gì?
Theo quy định khoản 4 Điều 7 Tiêu chuẩn các chức danh lãnh đạo Tổng cục thuế ban hành kèm theo Quyết định 558/QĐ-TCT năm 2017 về tiêu chuẩn trình độ chuyên môn của Phó Cục trưởng Cục Thuế như sau:
Tiêu chuẩn Phó Cục trưởng Cục Thuế
...
4. Trình độ
a) Trình độ chuyên môn đào tạo
- Tiêu chuẩn chung: Có bằng tốt nghiệp đại học của ngành thuộc khối kinh tế, ngành luật kinh tế trở lên; nếu dưới 45 tuổi phải có bằng đại học hệ chính quy hoặc có bằng thạc sỹ, tiến sỹ của ngành thuộc khối kinh tế hoặc ngành luật kinh tế. Trường hợp công chức dưới 45 tuổi có bằng đại học hệ chính quy hoặc bằng thạc sỹ, tiến sỹ không của ngành thuộc khối kinh tế hoặc ngành luật kinh tế thì phải có thêm văn bằng của ngành thuộc khối kinh tế hoặc ngành luật kinh tế ở cấp bậc đại học.
- Một số trường hợp cụ thể, đặc biệt :
+ Phó Cục trưởng Cục Thuế TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh phải có bằng đại học hệ chính quy hoặc có bằng thạc sỹ, tiến sỹ của ngành thuộc khối kinh tế hoặc ngành luật kinh tế. Trường hợp công chức có bằng đại học hệ chính quy hoặc bằng thạc sỹ, tiến sỹ của ngành không thuộc khối kinh tế hoặc ngành luật kinh tế thì phải có thêm văn bằng của ngành thuộc khối kinh tế hoặc ngành luật kinh tế ở cấp bậc đại học.
+ Ở các địa phương miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, trường hợp nếu không đủ tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn đào tạo như quy định chung nêu trên nhưng có năng lực nổi trội trong thực tiễn, được công chức trong đơn vị tín nhiệm cao thì có thể quan tâm, xem xét từng trường hợp cụ thể vận dụng một cách thích hợp để bổ nhiệm đối với công chức có trình độ tốt nghiệp đại học của ngành thuộc khối kinh tế hoặc ngành luật kinh tế.
b) Trình độ chuyên môn nghiệp vụ
Đã được bổ nhiệm ngạch chuyên viên hoặc tương đương trở lên.
c) Các trình độ, chứng chỉ khác
- Có trình độ lý luận chính trị trung cấp hoặc tương đương trung cấp (theo quy định của Đảng và Nhà nước) trở lên.
- Có giấy chứng nhận đã hoàn thành lớp bồi dưỡng kiến thức lãnh đạo, quản lý cấp Cục hoặc tương đương trở lên.
- Có chứng chỉ bồi dưỡng ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương trở lên.
- Có trình độ B trở lên theo tiêu chuẩn trong nước hoặc trình độ tương đương theo tiêu chuẩn quốc tế của một trong các ngoại ngữ: Anh, Pháp, Đức, Nga, Trung Quốc hoặc có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 3 trở lên khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
- Có chứng chỉ tin học Văn phòng hoặc chứng chỉ tin học trình độ A trở lên hoặc có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.
Theo quy định trên, đã được bổ nhiệm ngạch chuyên viên hoặc tương đương trở lênPhó Cục trưởng Cục Thuế, có bằng tốt nghiệp đại học của ngành thuộc khối kinh tế, ngành luật kinh tế trở lên hoặc văn bằng của ngành thuộc khối kinh tế hoặc ngành luật kinh tế ở cấp bậc đại học và các trình độ, chứng chỉ khác theo quy định trên.
Yêu cầu năng lực của Phó Cục trưởng Cục Thuế ra sao?
Tại quy định khoản 2, khoản 3 Điều 7 Tiêu chuẩn các chức danh lãnh đạo Tổng cục thuế ban hành kèm theo Quyết định 558/QĐ-TCT năm 2017 về yêu cầu năng lực của Phó Cục trưởng Cục Thuế như sau:
Năng lực
- Có năng lực tổ chức, thu nhận thông tin, xử lý thông tin và phối hợp, thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về thuế.
- Có năng lực tham mưu, quản lý; năng lực tổng hợp, phân tích, đánh giá, đề xuất sáng kiến, cải tiến, nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý thuế.
- Có năng lực thuyết trình, tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện pháp luật quản lý thuế.
- Có năng lực tư duy đổi mới phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước.
- Có khả năng đoàn kết, tập hợp quần chúng; được công chức, người lao động trong đơn vị tín nhiệm.
- Có khả năng phối hợp tốt với các cơ quan, đơn vị tại địa phương và các đơn vị thuộc ngành thuế trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao.
Hiểu biết
- Nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước về phát triển kinh tế xã hội của địa phương nói riêng và cả nước nói chung.
- Nắm vững các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ của Cục Thuế, Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính.
- Hiểu biết toàn diện về nghiệp vụ, chuyên môn của ngành và hiểu biết sâu về lĩnh vực công tác được phân công đảm nhiệm; có kinh nghiệm tổ chức, quản lý, điều hành.
- Am hiểu tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của địa phương, của đất nước, của các nước trong khu vực và trên thế giới.
Tạ Thị Thanh Thảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tổng cục Thuế có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?
- Mẫu biên bản thỏa thuận về việc góp vốn kinh doanh mua bất động sản, đất đai mới nhất? Tải về ở đâu?
- Hướng dẫn cách viết mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng công chức? Công chức được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc khi nào?