Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4889:1989 (ISO 948 - 1980) về gia vị, lấy mẫu như thế nào? Phương pháp lấy mẫu gia vị ban đầu ra sao?
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4889:1989 (ISO 948 - 1980) về gia vị, lấy mẫu như thế nào?
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4889:1989 hoàn toàn phù hợp với ISO 948 - 1980.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4889:1989 định nghĩa các từ ngữ như sau:
- Lô hàng giao nhận: là số lượng gia vị giao hoặc nhận cùng một thời điểm, theo cùng một hợp đồng hoặc chứng từ vận chuyển. Lô hàng giao nhận có thể bao gồm một hoặc nhiều lô hàng.
- Lô hàng: là số lượng gia vị nhất định trong một lô hàng giao nhận, được coi là đồng nhất về các đặc tính và có thể đánh giá được chất lượng.
- Mẫu ban đầu: là số lượng gia vị được lấy từ một vị trí của lô hàng đồng nhất. Phải lấy loạt mẫu ban đầu từ những vị trí khác nhau của lô hàng.
- Mẫu chung: là số lượng gia vị thu được bằng cách đấu trộn các mẫu ban đầu của một lô hàng xác định.
- Mẫu thí nghiệm: là số lượng gia vị lấy từ mẫu chung dùng để phân tích hoặc các thử nghiệm khác.
Quy định chung về gia vị, lấy mẫu như thế nào?
Căn cứ tại Mục 2 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4889:1989, quy định chung về gia vị, lấy mẫu như sau:
- Người mua và người bán cùng thỏa thuận việc chỉ định người lấy mẫu. Nếu một trong hai bên yêu cầu, việc lấy mẫu sẽ được tiến hành có sự chứng kiến của người mua, (hoặc đại diện của người mua) và người bán (hoặc đại diện của người bán).
- Việc lấy mẫu, chuẩn bị, bảo quản và xử lý mẫu phải rất cẩn thận sao cho không gây ảnh hưởng đến các đặc tính của sản phẩm. Cần tuân theo những điều hướng dẫn sau đây:
+ Mẫu phải lấy ở nơi không bị ảnh hưởng của không khí ẩm, bụi bậm, bồ hóng.
+ Dụng cụ lấy mẫu phải khô, sạch.
+ Phải giữ gìn cẩn thận để mẫu, sản phẩm được lấy mẫu và dụng cụ đựng mẫu không bị nhiễm bẩn.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4889:1989 (ISO 948 - 1980) về gia vị, lấy mẫu như thế nào? Phương pháp lấy mẫu gia vị ban đầu ra sao? (Hình từ internet)
Phương pháp lấy mẫu gia vị ban đầu ra sao?
Căn cứ tại Mục 5 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4889:1989, phương pháp lấy mẫu gia vị ban đầu gồm có như sau:
- Số lượng đơn vị bao gói (n) được chỉ định để lấy mẫu trong một lô hàng phụ thuộc vào cỡ lô (N) và theo bảng dưới đây:
Cỡ lô (N) | Số lượng đơn vị bao gói để lấy mẫu (n) |
Từ 1 đến 5 | Tất cả |
Từ 6 đến 49 | 5 |
Từ 50 đến 100 | 10% số đơn vị bao gói |
Trên 100 | Căn bậc hai (đã được làm tròn số) của số đơn vị bao gói |
Những đơn vị bao gói để lấy mẫu, được lấy một cách ngẫu nhiên, bằng cách sử dụng một bảng số ngẫu nhiên do người mua và người bán thỏa thuận. Nếu không có sẵn bảng số này, cần áp dụng quy trình sau đây:
Bắt đầu từ một đơn vị bao gói bất kỳ nào đó, đếm các đơn vị bao gói tiếp theo theo thứ tự 1, 2, 3… cho tới r và tiếp tục đếm như trên, những đơn vị bao gói thứ r sẽ được lấy mẫu; trị số r được tính như sau:
r=N/n
Trong đó:
N là cỡ lô
n là số lượng đơn vị bao gói để lấy mẫu nếu r là số thập phân thì lấy phần nguyên của số đó.
- Khi sản phẩm đang trên đường vận chuyển. Có thể lấy mẫu khi xếp hoặc dỡ hàng. Số lượng đơn vị bao gói lấy mẫu theo bảng trị số r được xác định như trên. Trong quá trình xếp, dỡ, những đơn vị bao gói thứ r được đưa ra ngoài để lấy mẫu.
- Dùng dụng cụ thích hợp lấy các mẫu ban đầu ở những vị trí khác nhau của mỗi đơn vị bao gói được chỉ định lấy mẫu.
Quy định về mẫu bao gói và ghi nhãn, bảo quản và chuyển mẫu, biên bản lấy mẫu thế nào?
Căn cứ tại Mục 8, Mục 9, Mục 10 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4889:1989, quy định về mẫu bao gói và ghi nhãn, bảo quản và chuyển mẫu, biên bản lấy mẫu như sau:
(1) Bao gói và ghi nhãn:
- Bao gói mẫu:
Mẫu thí nghiệm được đựng trong lọ thủy tinh hoặc bao bì thích hợp; khô, sạch, kín và không làm ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. Bao bì đựng mẫu có kích thước sao cho kho chứa được gần đầy mẫu, có nắp đậy kín để không khí không lọt vào. Bao bì đựng mẫu phải được niêm phong cẩn thận sao cho nếu bị mở ra và niêm phong lại thì chắc chắn phát hiện được.
- Ghi nhãn mẫu:
Nhãn của các mẫu thí nghiệm cần có các thông tin liên quan đến mẫu và việc lấy mẫu sau đây:
+ Ngày lấy mẫu;
+ Tên và địa chỉ người lấy mẫu;
+ Tên sản phẩm;
+ Hạng;
+ “Thứ”;
+ Năm sản xuất.
Khi lấy mẫu, nếu phát hiện có côn trùng phá hoại thì phải ghi lại chi tiết vào nhãn của mẫu.
(2) Bảo quản và chuyển mẫu:
Mẫu thí nghiệm được giữ sao cho nhiệt độ của sản phẩm không quá chênh lệch so với nhiệt độ bình thường của môi trường. Các mẫu cần lưu giữ lâu phải được bảo quản ở nơi mát và ít ánh sáng.
Những mẫu thí nghiệm dùng để xác định các chỉ tiêu phải được chuyển đến các phòng thí nghiệm trong thời gian ngắn nhất.
(3) Biên bản lấy mẫu:
Ngoài những thông tin thông thường, biên bản phải nêu tình trạng phẩm chất của gia vị, kỹ thuật lấy mẫu… (nếu những điểm đó chưa được quy định trong tiêu chuẩn này) hoặc mọi sự kiện ảnh hưởng tới việc lấy mẫu.
Nguyễn Văn Phước Độ
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Gia vị có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?
- Cập nhật các văn bản pháp luật về xuất nhập khẩu mới nhất? Tải Luật thuế xuất nhập khẩu PDF hiện nay?
- Sự ra đời của Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc? Thời gian tổ chức Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 18 11?
- Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt khi kinh doanh gôn là bao nhiêu? Xác định số tiền thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp khi kinh doanh gôn?
- 03 lưu ý quan trọng khi đánh giá xếp loại đảng viên cuối năm? Điều kiện cơ bản để được đánh giá xếp loại?