Tiêu hủy hóa đơn quá thời hạn từ 11 ngày làm việc trở lên, doanh nghiệp có thể bị phạt hành chính với mức phạt tiền cao nhất là bao nhiêu?
- Doanh nghiệp phải tiêu hủy hóa đơn đặt in mua của cơ quan thuế trong trường hợp nào?
- Doanh nghiệp tiêu hủy hóa đơn thì có cần lập Hội đồng tiêu hủy hóa đơn không?
- Tiêu hủy hóa đơn quá thời hạn từ 11 ngày làm việc trở lên, doanh nghiệp có thể bị phạt hành chính với mức phạt tiền cao nhất là bao nhiêu?
Doanh nghiệp phải tiêu hủy hóa đơn đặt in mua của cơ quan thuế trong trường hợp nào?
Việc tiêu hủy hóa đơn đặt in mua của cơ quan thuế được quy định tại khoản 1 Điều 27 Nghị định 123/2020/NĐ-CP như sau:
Tiêu hủy hóa đơn đặt in mua của cơ quan thuế
1. Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh có hóa đơn không tiếp tục sử dụng phải thực hiện tiêu hủy hóa đơn. Thời hạn tiêu hủy hóa đơn chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày thông báo với cơ quan thuế. Trường hợp cơ quan thuế đã thông báo hóa đơn hết giá trị sử dụng (trừ trường hợp thông báo do thực hiện biện pháp cưỡng chế nợ thuế), doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh thì đơn vị phải tiêu hủy hóa đơn, thời hạn tiêu hủy hóa đơn chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày cơ quan thuế thông báo hết giá trị sử dụng hoặc từ ngày tìm lại được hóa đơn đã mất.
Các loại hóa đơn đã lập của các đơn vị kế toán được hủy theo quy định của pháp luật về kế toán.
Các loại hóa đơn chưa lập nhưng là vật chứng của các vụ án thì không tiêu hủy mà được xử lý theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, theo quy định, doanh nghiệp phải thực hiện việc tiêu hủy hóa đơn đặt in mua của cơ quan thuế trong các trường hợp sau đây:
(1) Doanh nghiệp không tiếp tục sử dụng hóa đơn đó nửa.
Thời hạn tiêu hủy hóa đơn trong trường hợp này chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày thông báo với cơ quan thuế.
(2) Cơ quan thuế thông báo hóa đơn hết giá trị sử dụng.
Thời hạn tiêu hủy hóa đơn chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày cơ quan thuế thông báo hết giá trị sử dụng hoặc từ ngày tìm lại được hóa đơn đã mất.
Doanh nghiệp phải tiêu hủy hóa đơn đặt in mua của cơ quan thuế trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp tiêu hủy hóa đơn thì có cần lập Hội đồng tiêu hủy hóa đơn không?
Việc tiêu hủy hóa đơn đặt in mua của cơ quan thuế được quy định tại khoản 1 Điều 27 Nghị định 123/2020/NĐ-CP như sau:
Tiêu hủy hóa đơn đặt in mua của cơ quan thuế
...
2. Tiêu hủy hóa đơn của doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh thực hiện như sau:
a) Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh phải lập bảng kiểm kê hóa đơn cần tiêu hủy.
b) Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế phải thành lập Hội đồng tiêu hủy hóa đơn. Hội đồng hủy hóa đơn phải có đại diện lãnh đạo, đại diện bộ phận kế toán của tổ chức. Hộ, cá nhân kinh doanh không phải thành lập Hội đồng khi tiêu hủy hóa đơn.
c) Các thành viên Hội đồng hủy hóa đơn phải ký vào biên bản tiêu hủy hóa đơn và chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu có sai sót.
d) Hồ sơ tiêu hủy hóa đơn gồm:
- Quyết định thành lập Hội đồng tiêu hủy hóa đơn, trừ trường hợp hộ, cá nhân kinh doanh;
- Bảng kiểm kê hóa đơn cần tiêu hủy ghi chi tiết: Tên hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số lượng hóa đơn hủy (từ số... đến số... hoặc kê chi tiết từng số hóa đơn nếu số hóa đơn cần hủy không liên tục);
...
Như vậy, theo quy định, khi tiêu hủy hóa đơn thì doanh nghiệp phải thành lập Hội đồng tiêu hủy hóa đơn.
Hội đồng hủy hóa đơn phải có đại diện lãnh đạo, đại diện bộ phận kế toán của doanh nghiệp.
Tiêu hủy hóa đơn quá thời hạn từ 11 ngày làm việc trở lên, doanh nghiệp có thể bị phạt hành chính với mức phạt tiền cao nhất là bao nhiêu?
Hình thức xử phạt hành chính đối với hành vi tiêu hủy hóa đơn được quy định tại khoản 3 Điều 27 Nghị định 125/2020/NĐ-CP như sau:
Xử phạt hành vi vi phạm quy định về hủy, tiêu hủy hóa đơn
...
3. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Hủy, tiêu hủy hóa đơn quá thời hạn từ 11 ngày làm việc trở lên, kể từ ngày hết thời hạn phải hủy, tiêu hủy hóa đơn theo quy định;
b) Không hủy, không tiêu hủy hóa đơn theo quy định của pháp luật;
c) Không hủy hóa đơn điện tử khi lập sai sót sau khi quá thời hạn cơ quan thuế thông báo cho người bán về việc kiểm tra sai, sót;
d) Không hủy hóa đơn đặt in chưa phát hành nhưng không còn sử dụng theo quy định;
đ) Hủy, tiêu hủy hóa đơn không đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật;
e) Tiêu hủy hóa đơn không đúng các trường hợp phải tiêu hủy theo quy định.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc hủy, tiêu hủy hóa đơn đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2, điểm b, c, d khoản 3 Điều này.
Đồng thời, căn cứ khoản 4 Điều 7 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả và nguyên tắc áp dụng mức phạt tiền khi xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn
...
4. Nguyên tắc áp dụng mức phạt tiền
a) Mức phạt tiền quy định tại Điều 10, 11, 12, 13, 14, 15, khoản 1, 2 Điều 19 và Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức.
Đối với người nộp thuế là hộ gia đình, hộ kinh doanh áp dụng mức phạt tiền như đối với cá nhân.
...
Như vậy, theo quy định, trong trường hợp tiêu hủy hóa đơn quá thời hạn từ 11 ngày làm việc trở lên kể từ ngày hết thời hạn tiêu hủy, doanh nghiệp có thể bị phạt hành chính với mức phạt tiền cao nhất lên đến 8.000.000 đồng.
Nguyễn Thị Hậu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tiêu hủy hóa đơn có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?
- Chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất là bao nhiêu theo quy định mới?
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?