Tin nhắn trúng thưởng qua điện thoại có phải là lừa đảo chiếm đoạt tài sản không? Nếu phải thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
- Tin nhắn trúng thưởng qua điện thoại có phải là lừa đảo chiếm đoạt tài sản không? Nếu phải thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
- Người lừa đảo bằng tin nhắn trúng thưởng qua điện thoại đã tự nguyện trả lại tiền thì được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không?
- Thời hiệu thi hành bản án đối với người lừa đảo bằng tin nhắn trúng thưởng qua điện thoại bị kết án phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là 4 năm tù bao nhiêu năm?
Tin nhắn trúng thưởng qua điện thoại có phải là lừa đảo chiếm đoạt tài sản không? Nếu phải thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Với chiêu trò này, nạn nhân sẽ nhận được tin nhắn đến từ một số điện thoại lạ có nội dung trúng thưởng, khi làm theo các hướng dẫn của hệ thống, truy cập đường vào đường link trong tin nhắn, thì có thể bị đánh cấp thông tin và tiền trong tài khoản. Hoặc cũng có thể lợi dụng những người cả tin làm theo hướng dẫn, có thể phải chuyển khoản cho bên đó một số tiền để nhận thưởng... nhằm mục đích là nhằm chiếm đoạt tiền của những người này.
Hình thức này có thể được xem là lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản. Họ đã dùng thủ đoạn gian dối là gửi tinh nhắn trúng thưởng qua điện thoại cho nhiều người để giăng bẫy lừa họ nhằm chiếm đoạt tài sản.
Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015, điểm a khoản 3 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 có quy định như sau:
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
...
Theo đó, người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Người nào gửi tin nhắn trúng thưởng qua điện thoại cho người khác nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản như quy định trên thì cũng có thể phạm tội này.
Tin nhắn trúng thưởng qua điện thoại có phải là lừa đảo chiếm đoạt tài sản không? Nếu phải thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự? (Hình từ Internet)
Người lừa đảo bằng tin nhắn trúng thưởng qua điện thoại đã tự nguyện trả lại tiền thì được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không?
Người lừa đảo bằng tin nhắn trúng thưởng qua điện thoại đã tự nguyện trả lại tiền thì có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không, thì theo quy định tại Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
...
Theo đó, người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả là một trong những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Cho nên trường người lừa đảo bằng tin nhắn trúng thưởng qua điện thoại đã tự nguyện trả lại tiền thì có thể được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Thời hiệu thi hành bản án đối với người lừa đảo bằng tin nhắn trúng thưởng qua điện thoại bị kết án phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là 4 năm tù bao nhiêu năm?
Thời hiệu thi hành bản án được quy định tại Điều 60 Bộ luật Hình sự 2015, như sau:
Thời hiệu thi hành bản án
1. Thời hiệu thi hành bản án hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó người bị kết án, pháp nhân thương mại bị kết án không phải chấp hành bản án đã tuyên.
2. Thời hiệu thi hành bản án hình sự đối với người bị kết án được quy định như sau:
a) 05 năm đối với các trường hợp xử phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc xử phạt tù từ 03 năm trở xuống;
b) 10 năm đối với các trường hợp xử phạt tù từ trên 03 năm đến 15 năm;
c) 15 năm đối với các trường hợp xử phạt tù từ trên 15 năm đến 30 năm;
d) 20 năm đối với các trường hợp xử phạt tù chung thân hoặc tử hình.
3. Thời hiệu thi hành bản án hình sự đối với pháp nhân thương mại là 05 năm.
4. Thời hiệu thi hành bản án hình sự được tính từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, người bị kết án, pháp nhân thương mại bị kết án lại thực hiện hành vi phạm tội mới, thì thời hiệu tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới.
5. Trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người bị kết án cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã, thì thời hiệu tính lại kể từ ngày người đó ra trình diện hoặc bị bắt giữ.
Như vậy, thời hiệu thi hành bản án đối với người lừa đảo bằng tin nhắn trúng thưởng qua điện thoại bị kết án phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là 4 năm tù là 10 năm.
Bùi Thị Thanh Sương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Lừa đảo chiếm đoạt tài sản có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải về phiếu đánh giá chất lượng, xếp loại Đảng viên cuối năm? 03 bước đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm chuẩn?
- Ngày Pháp luật 9 tháng 11 có thể được tổ chức dưới hình thức nào? Cơ quan nào sẽ có trách nhiệm tổ chức Ngày pháp luật?
- Mẫu 02A, 02B Bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên 2024 tải về? Cách viết mẫu Bản kiểm điểm cá nhân năm 2024 của Đảng viên ra sao?
- Trong hoạt động đăng ký môi trường, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm gì? Thời điểm đăng ký môi trường là khi nào?
- Ảnh chụp lén là gì? Người bị chụp ảnh lén có thể yêu cầu bồi thường những khoản thiệt hại khi danh dự, nhân phẩm bị xâm phạm?