Tín phiếu Kho bạc phải đáp ứng những điều kiện gì khi phát hành? Tín phiếu Kho bạc có mệnh giá bao nhiêu?
Điều kiện khi phát hành tín phiếu Kho bạc là gì? Tín phiếu Kho bạc có mệnh giá bao nhiêu?
Căn cứ theo Điều 11 Nghị định 95/2018/NĐ-CP quy định về điều kiện điều khoản của tín phiếu Kho bạc cụ thể như sau:
(1) Kỳ hạn tín phiếu Kho bạc:
- Tín phiếu Kho bạc có kỳ hạn chuẩn là 13 tuần, 26 tuần hoặc 52 tuần;
- Các kỳ hạn khác của tín phiếu kho bạc do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định tùy theo nhu cầu sử dụng vốn và tình hình thị trường nhưng không vượt quá 52 tuần.
(2) Mệnh giá phát hành:
Tín phiếu Kho bạc có mệnh giá là một trăm nghìn (100.000) đồng hoặc là bội số của một trăm nghìn (100.000) đồng.
(3) Đồng tiền phát hành, thanh toán là đồng Việt Nam.
(4) Hình thức tín phiếu Kho bạc
- Tín phiếu Kho bạc được phát hành dưới hình thức bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử tùy thuộc vào phương thức phát hành;
- Chủ thể tổ chức phát hành quyết định cụ thể về hình thức đối với mỗi đợt phát hành.
(5) Lãi suất phát hành:
- Đối với tín phiếu Kho bạc phát hành theo phương thức đấu thầu, lãi suất phát hành do Kho bạc Nhà nước quyết định trong khung lãi suất do Bộ Tài chính quy định.
- Đối với tín phiếu Kho bạc phát hành trực tiếp cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, lãi suất phát hành là lãi suất thỏa thuận giữa Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định này.
(6) Phương thức phát hành:
- Đấu thầu phát hành tín phiếu Kho bạc theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều 15 của Nghị định này.
Chủ thể tổ chức phát hành trực tiếp tổ chức đấu thầu phát hành tín phiếu Kho bạc hoặc tổ chức đấu thầu thông qua Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo quy định của Bộ Tài chính.
- Phát hành trực tiếp cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.
(7) Phương thức thanh toán tín phiếu:
Tín phiếu được thanh toán một lần cả gốc và lãi vào ngày đáo hạn.
Như vậy, theo quy định nêu trên, tín phiếu Kho bạc có mệnh giá là một trăm nghìn (100.000) đồng hoặc là bội số của một trăm nghìn (100.000) đồng.
Tín phiếu Kho bạc (Hình từ Internet)
Phương thức đấu thầu phát hành tín phiếu Kho bạc được thực hiện như thế nào?
Theo khoản 6 Điều 11 Nghị định 95/2018/NĐ-CP và Điều 15 Nghị định 95/2018/NĐ-CP thì việc đấu thầu phát hành tín phiếu Kho bạc được thực hiện theo quy định sau đây:
(1) Đấu thầu phát hành là phương thức bán tín phiếu Kho bạc thông qua tổ chức đấu thầu về lãi suất cho đối tượng mua trái phiếu.
(2) Nguyên tắc tổ chức đấu thầu:
- Giữ bí mật mọi thông tin dự thầu của đối tượng tham gia đấu thầu.
- Thực hiện công khai, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các đối tượng tham gia đấu thầu.
(3) Đối tượng tham gia đấu thầu:
Nhà tạo lập thị trường theo quy định tại Mục 4 Chương II Nghị định này. Các đối tượng khác quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định này mua tín phiếu Kho bạc theo phương thức đấu thầu thông qua các nhà tạo lập thị trường.
(4) Hình thức đấu thầu
Đấu thầu tín phiếu Kho bạc được thực hiện theo một trong hai hình thức sau:
- Đấu thầu cạnh tranh lãi suất;
- Đấu thầu kết hợp cạnh tranh lãi suất và không cạnh tranh lãi suất. Trường hợp phiên đấu thầu được tổ chức theo hình thức này, tổng khối lượng trái phiếu phát hành không cạnh tranh lãi suất đảm bảo không vượt quá 30% tổng khối lượng trái phiếu gọi thầu trong phiên đấu thầu.
(5) Việc xác định kết quả đấu thầu được thực hiện theo một trong hai phương thức đấu thầu đơn giá hoặc đấu thầu đa giá. Căn cứ vào sự phát triển của thị trường, Bộ Tài chính quyết định phương thức đấu thầu đơn giá hoặc đấu thầu đa giá trong từng thời kỳ.
Khi nào sẽ thực hiện phát hành trực tiếp tín phiếu Kho bạc cho Ngân hàng Nhà nước?
Căn cứ theo Điều 12 Nghị định 95/2018/NĐ-CP quy định về việc phát hành trực tiếp tín phiếu Kho bạc cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam như sau:
Phát hành trực tiếp tín phiếu Kho bạc cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
1. Trường hợp ngân sách trung ương thiếu hụt tạm thời, Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xây dựng đề án phát hành tín phiếu Kho bạc trực tiếp cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. Đề án phát hành bao gồm các nội dung cơ bản sau: mục đích phát hành; khối lượng, kỳ hạn, hình thức tín phiếu; mệnh giá tín phiếu; lãi suất phát hành, thời điểm phát hành dự kiến; phương thức và nguồn thanh toán tín phiếu khi đáo hạn; đăng ký, lưu ký và niêm yết, giao dịch tín phiếu (nếu có).
2. Căn cứ quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính thống nhất với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về khối lượng, lãi suất, kỳ hạn cho từng đợt phát hành. Trường hợp ngày phát hành và ngày đáo hạn tín phiếu Kho bạc không cùng một năm ngân sách thì thực hiện theo quy định về tạm ứng từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định tại khoản 1 Điều 58 của Luật ngân sách nhà nước và Điều 26 của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
3. Lãi suất tín phiếu Kho bạc phát hành trực tiếp cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là lãi suất thỏa thuận giữa Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, trên cơ sở tham khảo lãi suất đấu thầu phát hành tín phiếu Kho bạc hoặc lãi suất tín phiếu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hoặc lãi suất giao dịch trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn còn lại tương đương tại thời điểm gần nhất.
...
Theo đó, khi ngân sách trung ương thiếu hụt tạm thời thì Bộ Tài chính sẽ chủ trì phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xây dựng đề án phát hành tín phiếu Kho bạc trực tiếp cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Đinh Thị Ngọc Huyền
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tín phiếu kho bạc có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lễ Tạ ơn là gì? Lễ Tạ ơn có ý nghĩa gì? Lễ Tạ ơn (Lễ Thanksgiving) có phải là ngày lễ lớn không?
- 02 Mẫu đơn dự thầu trong hồ sơ mời sơ tuyển mua sắm hàng hóa qua mạng mới nhất là mẫu nào? Tải về?
- Khi một bên đưa ra khiếu nại trong quá trình thực hiện hợp đồng xây dựng cần chứng minh những gì?
- Black Friday là gì? Black Friday bắt nguồn từ sự kiện gì? Khuyến mại Black Friday thực hiện theo nguyên tắc nào?
- Chương trình học tập bắt buộc của đảng viên gồm những gì? Mục tiêu của chương trình bồi dưỡng lý luận chính trị dành cho Đảng viên?