Tỉnh Bình Phước quy định về diện tích tối thiểu để tách thửa đất đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh như thế nào?

Tôi có thắc mắc liên quan tới tách thửa mong được hỗ trợ giải đáp thắc mắc. Tôi muốn được tìm hiểu và biết thêm về việc tách thửa tại địa bàn tỉnh Bình Phước. Vậy nên tôi muốn hỏi rằng tỉnh Bình Phước quy định như thế nào về diện tích tối thiểu để tách thửa đất đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh? Mong sớm nhận được phản hồi. Xin cảm ơn.

Điều kiện chung để được tách thửa đất trên địa bàn tỉnh Bình Phước

Căn cứ theo Điều 4 Quyết định 27/2020/QĐ-UBND quy định về hạn mức đất ở và điều kiện tách thửa đất đối với các loại đất trên địa bàn tỉnh Bình Phước quy định về điều kiện chung để được tách thửa đất cụ thể như sau:

(1) Thửa đất cần tách thửa đã được cấp một trong những giấy tờ sau: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp theo quy định của pháp luật về đất đai, nhà ở (sau đây gọi tắt là Giấy chứng nhận).

(2) Thửa đất không có tranh chấp, quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án.

(3) Thửa đất không thuộc khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa, thắng cảnh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định, phê duyệt theo quy định pháp luật.

(4) Thửa đất chưa có quyết định thu hồi đất hoặc chưa có thông báo thu hồi đất.

(5) Trường hợp người sử dụng đất xin tách thửa đất thành thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu đồng thời với việc xin được hợp thửa đất đó với thửa đất khác liền kề để tạo thành thửa đất mới có diện tích bằng hoặc lớn hơn diện tích tối thiểu được tách thửa thì được phép tách thửa đồng thời với việc hợp thửa và cấp Giấy chứng nhận cho thửa đất mới.

(6) Đối với các dự án thu hồi đất để làm đường giao thông do Nhà nước làm chủ đầu tư, thửa đất sau khi có quyết định thu hồi đất để làm đường và đã chỉnh lý trên Giấy chứng nhận thì được phép tách thửa đất.

Tách thửa đất tỉnh Bình Phước

Tách thửa đất tỉnh Bình Phước

Điều kiện để được tách thửa đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Phước

Tại Điều 5 Quyết định 27/2020/QĐ-UBND quy định về hạn mức đất ở và điều kiện tách thửa đất đối với các loại đất trên địa bàn tỉnh Bình Phước quy định về điều kiện cụ thể để được tách thửa đất nông nghiệp cụ thể là:

(1) Diện tích tối thiểu bao gồm phần diện tích đất hạn chế quyền sử dụng của thửa đất được hình thành từ việc tách thửa và thửa đất còn lại được quy định như sau:

- Đất nông nghiệp tại các phường, thị trấn là 500 m2;

- Đất nông nghiệp tại xã là 1.000 m2.

(2) Đối với thửa đất nông nghiệp thuộc quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp: Việc tách thửa đất phải đảm bảo diện tích tối thiểu quy định tại khoản 1 Điều này và kích thước tối thiểu chiều rộng của thửa đất nông nghiệp phải bằng hoặc lớn hơn kích thước tối thiểu chiều rộng của thửa đất ở được quy định tại khoản 2 Điều 6 Quy định này.

(3) Đối với thửa đất nông nghiệp thuộc quy hoạch sử dụng đất ở, đất phi nông nghiệp không phải đất ở, việc tách thửa đất được thực hiện như sau:

- Phải đảm bảo diện tích tối thiểu quy định tại khoản 1 Điều này và kích thước tối thiểu chiều rộng, chiều sâu của thửa đất nông nghiệp phải bằng hoặc lớn hơn kích thước tối thiểu chiều rộng, chiều sâu của thửa đất ở được quy định tại khoản 2 Điều 6 Quy định này;

- Thửa đất hình thành từ việc tách thửa và thửa đất còn lại khi tách thửa đất phải đảm bảo tiếp giáp với đường giao thông hiện hữu đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận.

Điều kiện để được tách thửa đất ở trên địa bàn tỉnh Bình Phước

Theo Điều 6 Quyết định 27/2020/QĐ-UBND quy định về hạn mức đất ở và điều kiện tách thửa đất đối với các loại đất trên địa bàn tỉnh Bình Phước quy định về điều kiện để được tách thửa đất ở là:

(1) Thửa đất hình thành từ việc tách thửa và thửa đất còn lại khi tách thửa đất phải tiếp giáp với đường giao thông hiện hữu đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận và không thuộc quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1:500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Trừ trường hợp thửa đất hình thành từ các khu tái định cư, nếu phù hợp điều kiện tách thửa đất theo Quy định này thì được phép tách thửa.

(2) Diện tích tối thiểu và kích thước thửa đất ở sau khi tách thửa quy định như sau:

- Tại phường, thị trấn với tuyến đường có lộ giới lớn hơn hoặc bằng 19 m: Diện tích tối thiểu không bao gồm phần diện tích đất hạn chế quyền sử dụng của thửa đất được hình thành từ việc tách thửa và thửa đất còn lại là 45 m2 và phải đảm bảo kích thước tối thiểu của chiều rộng, chiều sâu thửa đất tính từ chỉ giới xây dựng là 5 m;

- Tại các phường, thị trấn với tuyến đường có lộ giới nhỏ hơn 19 m: Diện tích tối thiểu không bao gồm phần diện tích đất hạn chế quyền sử dụng của thửa đất được hình thành từ việc tách thửa và thửa đất còn lại là 36 m2 và phải đảm bảo kích thước tối thiểu của chiều rộng, chiều sâu thửa đất tính từ chỉ giới xây dựng là 4 m;

- Tại các xã thuộc thị xã, thành phố: Diện tích tối thiểu không bao gồm phần diện tích đất hạn chế quyền sử dụng của thửa đất được hình thành từ việc tách thửa và thửa đất còn lại là 50 m2 và phải đảm bảo kích thước tối thiểu của chiều rộng, chiều sâu thửa đất tính từ chỉ giới xây dựng là 5 m;

- Tại các xã thuộc huyện: Diện tích tối thiểu không bao gồm phần diện tích đất hạn chế quyền sử dụng của thửa đất được hình thành từ việc tách thửa và thửa đất còn lại là 100 m2 và phải đảm bảo kích thước tối thiểu của chiều rộng, chiều sâu thửa đất tính từ chỉ giới xây dựng là 5 m;

- Trường hợp tuyến đường giao thông chưa quy định chỉ giới xây dựng thì chiều sâu thửa đất tính từ hành lang bảo vệ đường bộ.

Điều kiện để được tách thửa đất phi nông nghiệp không phải đất ở trên địa bàn tỉnh Bình Phước

Theo Điều 7 Quyết định 270/2020/QĐ-UBND quy định về hạn mức đất ở và điều kiện tách thửa đất đối với các loại đất trên địa bàn tỉnh Bình Phước quy định về điều kiện để được tách thửa đất phi nông nghiệp không phải đất ở cụ thể như sau:

Diện tích tối thiểu thửa đất sau tách thửa thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Quy định này và phải tiếp giáp với đường giao thông hiện hữu đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận, trừ trường hợp nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư thì thực hiện theo dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Như vậy, đối với câu hỏi của bạn thì đối với đất nông nghiệp, diện tích tối thiểu tại các phường, thị trấn là 500 m2; tại xã là 1.000 m2.

Đối với đất ở thì diện tích tối thiểu tại phường, thị trấn với tuyến đường có lộ giới lớn hơn hoặc bằng 19 m: Diện tích tối thiểu không bao gồm phần diện tích đất hạn chế quyền sử dụng của thửa đất được hình thành từ việc tách thửa và thửa đất còn lại là 45 m2 và phải đảm bảo kích thước tối thiểu của chiều rộng, chiều sâu thửa đất tính từ chỉ giới xây dựng là 5 m; tại các phường, thị trấn với tuyến đường có lộ giới nhỏ hơn 19 m: Diện tích tối thiểu không bao gồm phần diện tích đất hạn chế quyền sử dụng của thửa đất được hình thành từ việc tách thửa và thửa đất còn lại là 36 m2 và phải đảm bảo kích thước tối thiểu của chiều rộng, chiều sâu thửa đất tính từ chỉ giới xây dựng là 4 m; tại các xã thuộc thị xã, thành phố: Diện tích tối thiểu không bao gồm phần diện tích đất hạn chế quyền sử dụng của thửa đất được hình thành từ việc tách thửa và thửa đất còn lại là 50 m2 và phải đảm bảo kích thước tối thiểu của chiều rộng, chiều sâu thửa đất tính từ chỉ giới xây dựng là 5 m và tại các xã thuộc huyện: Diện tích tối thiểu không bao gồm phần diện tích đất hạn chế quyền sử dụng của thửa đất được hình thành từ việc tách thửa và thửa đất còn lại là 100 m2 và phải đảm bảo kích thước tối thiểu của chiều rộng, chiều sâu thửa đất tính từ chỉ giới xây dựng là 5 m.

Đối với đất phi nông nghiệp không phải là đất ở thì diện tích tối thiểu cũng giống với đất ở trừ trường hợp nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư thì thực hiện theo dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Trên đây là một số thông tin về tách thửa tại địa bàn tỉnh Bình Phước mà chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tách thửa

Nguyễn Khánh Huyền

Tách thửa
Diện tích tối thiểu để tách thửa
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tách thửa có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tách thửa Diện tích tối thiểu để tách thửa
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tra cứu thửa đất online nhanh chóng, mới nhất hiện nay? Hướng dẫn cách tra cứu thửa đất trên bản đồ ra sao?
Pháp luật
Điều kiện tách thửa đất tỉnh Lâm Đồng năm 2022 như thế nào? Diện tích thửa đất tối thiểu được phép tách thửa trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng?
Pháp luật
Diện tích đất tối thiểu được phép tách thửa đất tại tỉnh Đồng Tháp hiện nay là bao nhiêu mét vuông?
Pháp luật
Diện tích đất tối thiểu được phép tách thửa đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh Trà Vinh là bao nhiêu?
Pháp luật
Diện tích đất tối thiểu được phép tách thửa đối với từng loại đất tại địa bàn tỉnh Bình Thuận là bao nhiêu mét vuông?
Pháp luật
Diện tích đất tối thiểu được phép tách thửa đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn là bao nhiêu?
Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị hợp thửa, tách thửa đất mới nhất năm 2022? Trình tự thực hiện tách thửa, hợp thửa đất như thế nào?
Pháp luật
Hạn mức giao đất ở, điều kiện tách thửa đất ở tại địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc được quy định như thế nào?
Pháp luật
Điều kiện tách thửa đất ở và diện tích đất tối thiểu được phép tách thửa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình là bao nhiêu?
Pháp luật
Điều kiện để được tách thửa đất tại tỉnh Quảng Trị năm 2022 được quy định như thế nào? Không được tách thửa đất trong trường hợp nào?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào